Liên hệ về những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đã học.

2 câu trả lời

Về mặt tự nhiên.

– Đất đai: Dải ĐB ven biển phát triển lương thực, cây CN ngắn ngày. Diện tích đồi gò tương đối lớn, có khả năng PT kinh tế vườn, rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

– Khí hậu: mang đặc điểm của khí hậu nhiệtđới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông.

– Sông ngòi: dày đặc với một số sông lớn tạo nên các đồng bằng tương đối màu mỡ như: ĐB sông Mã, sông Cả.

– Tài nguyên rừng: Rừng có diện tích tương đối lớn 2.4ha chiếm 19.3% diện tích rừng cả nước. Đứng thứ 2 sau Tây Nguyên; Tài nguyên biển, bở biển  dài có khả năng phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.

– Khoáng sản: Tương đối phong phú chỉ đứng sau TDMNBB. Mỏ sắt (Thạch Khê) trữ lượng lớn nhất nước ta 60% trữ lượng cả nước. Mỏ crômít ở Cổ Định (Thanh Hoá), thiếc- Quỳ Hợp (Nghệ An). Man gan, ti tan, cao lanh…

(ii) Về kinh tế, xã hội:

– Dân cư:

+ Dân số đông, năm 2005 là 10.6 triệu người. Đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế.

+ Dân cư có truyền thống đấu tranh cách mạng và trung sống với thiên nhiên khắc nghiệt.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật  hạ tầng và các điều kiện khác:

+ Có đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy qua các tỉnh.

+ Đường Hồ Chí Minh ở phía tây.

+ Mạng lưới đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển: Thanh Hoá, Vinh, Huế

1. Địa hình

  • Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông;
  • Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
  • Phía đông: dải đồng bằng hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra sát biển
  • Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ: thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú)
  • Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác chim yến.
  • Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng.

2. Khí hậu

  • Nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

3. Sông ngòi

  • Ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

4. Đất

  • Đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển thích hợp trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một sô' cây công nghiệp có giá trị (bông vải, mía đường).
  • Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt nuôi bò đàn.

5. Khoáng sản

  • Cát thủy tinh, titan, vàng, đá xây dựng…

6. Rừng

  • gỗ, đặc sản quý (trầm hương, quế, sâm quy, kì nam,...), một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng đạt 39%.
  • Đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng.

7. Biển

  • Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu,…).

→Khó khăn: thiên tai (lũ lụt, hạn hán), hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).
. Đặc điểm dân cư, xã hội

  • Dân cư phân bố không đều.
  • Phía đông, chủ yếu là người Kinh, một ít người Chăm.
    • Mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã.
    • Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
  • Phía Tây: Đại bộ phận các dân tộc ít người: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,...
    • Mật độ dân số thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
    • Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
  • Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước.
  • Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác tự nhiên.
  • Thuận lợi
    • Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)
  • Khó khăn
    • Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước