Liên hệ những thuận lợi và khó khăn của vị trí thành phố Đà Nẵng.

1 câu trả lời

Thuận lợi:

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Khó khăn:

Đà Nẵng có nhiều lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế. Công nghiệp phát triển chưa bền vững, chưa có ngành mũi nhọn và chủ lực, chưa có nhiều thương hiệu nội địa và xuất khẩu có uy tín, chưa có công nghệ cao thu hút lao động tri thức của thành phố. Mặc dù có nhiều chế độ ưu đãi nhưng tiền lương so với các thành phố lớn ở hai đầu đất nước còn thấp. Ngành đóng tàu là một trong những kinh tế biển được ưu tiên phát triển nhưng cũng gặp sóng gió VINASHIN chưa phục hồi tạo nên bộ mặt mới cho kinh tế biển thành phố.

Dịch vụ du lịch ưu đãi đầu tư trong nhiều năm gần đây nhưng hiệu quả chưa cao, phần lớn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả năng lực nội tại.

Đà Nẵng có thương hiệu lớn về đào tạo kỹ thuật công nghệ và kinh tế tại miền Trung; song chưa có viện nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ chuyên ngành lớn thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Người lao động chuyển đổi ngành nghề, không qua đào tạo khó kiếm được việc làm và làm ra sản phẩm chất lượng chưa cao.

- Sự phát triển kinh tế thành phố còn nặng nề về chiều rộng, chưa thật đi vào chiều sâu, chưa thật sự có những sản phẩm chủ lực chứa đựng hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, nhất là một số sản phẩm công nghiệp và các loại dịch vụ cao cấp.

- Các nguồn nhân lực của thành phố, đặc biệt là nguồn lực khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đủ mạnh để có thể tạo ra sự đột phát trong sự phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế

-  Một số quy hoạch và một số dự án đầu tư chưa được cân nhắc, tính toán một cách đầy đủ, khoa học, nên khi xây dựng xong hiệu quả hoạt động còn thấp, thậm chỉ phải hủy bỏ, điển hình là công viên nước, đầu tư tới 65 tỷ đồng, nhưng chỉ hoạt động được vài năm rồi phải dừng.

- Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng và thực tế cũng đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, cần có sự tính toán cẩn trọng, khoa học và có chiến lược lâu dài đối với phát triển ngành kinh tế này, nếu không nhiều cảnh quan môi trường của Thành phố sẽ bị ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt là vùng bán đảo Sơn Trà, vùng núi Ngũ Hành Sơn, Vùng núi Bà Nà, vùng đèo Hải vân, bãi biển Mỹ Khê. Thêm vào đó là tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch nói riêng, dịch vụ nói chung còn chưa cao.

- Việc tăng nhanh quy mô dân số của Thành phố, đặc biệt là khu vực nội đô, việc đẩy mạnh phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, nhất là việc phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, việc gia tăng các phương tiện giao thông …Cộng với sự phát triển bất thưởng của thời tiết, khí hậu đã đặt Thành phố trước những các thách thức lớn về sự suy giảm của môi trường

Mặt khác, cũng do tác phong, lối sống công nghiệp của mọi người chưa được hình thành một cách đầy đủ, chưa ăn sâu vào tiềm thức và trở thành hành động tự giác của người dân dẫn đến làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế thị trường của Thành phố.

- Bảy là việc xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là ở một số khu công nghiệp vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng dẫn tới tình trạng ô nhiễm vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như nguồn lợi thủy sản của thành phố.

Hiện nay để Đà Nẵng ngày càng phát triển hơn Đà Nẵng cần phát huy tốt những lợi thế và khắc phục những khó khăn. Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá về những lợi thế và khó khăn thì tôi đề xuất một số biện pháp để có thể giúp Đà Nẵng phát triển từ 2015 -2020:

-         Phát triển nhanh và bền vững các ngành dịch vụ

-         Tập trung phát triển mạnh mẽ các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh

-         Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

-         Phát triển nguồn nhân lực, thị trường lao động

-         Ưu tiên phát triển doanh nghiệp dân doanh, chú trọng hình thành một số doanh nghiệp đầu đàn có quy mô lớn, có sản phẩm chủ lực, tạo động lực nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế thành phố.

Neu thay hay mong ban vote 5 sao nhe