Liên hệ các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây. Đánh giá được sự kế thừa, phát triển của văn minh phương Tây cổ đại?

2 câu trả lời

I. Tổng quan về phương Tây cổ - trung đại.
1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại
Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người
còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là
phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này
mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ
đại ngày nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại.
1.1 Hi Lạp.
*Điều kiện tự nhiên:
Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất
liền vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad
dựa theo tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.
Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây
Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía
Nam Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng
nhất Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng
bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo
Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước
thành bang đầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.
Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu
lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì
phần lớn được nhập từ Ai Cập.
Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời
với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động.
Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.
Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn
minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với 

tham khảo

 

Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương TâyThứ nhất: Đối với thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông

– Chữ viết:

+ Ban đầu là chữ tượng hình và sau đó là chữ tượng ý.

+ Nguyên nhân ra đời chữ viết là do sự phát triển của đời sống con người cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành.

– Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

+ Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp, một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng.

– Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon ở Lưỡng Hà, Vạn Lý trường thành, … là những công trình kiến trúc thể hiện sự sáng tạo về công sức lao động của con người.

– Toán học:

+ Tính diện tích các hình, số Pi = 3.16 phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

+ Nguyên nhân ra đời là do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… từ đó mà toán học ra đời.

Thứ hai: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây

– Ra đời khoa học:

+ Khoa học đến thời Hy Lạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

+ Chủ yếu các lĩnh vực: Toán, Sử và Địa lý.

– Sự xuất hiện của lịch và chữ viết:

+ Tính được một năm có 365 ngày và trái đất có hình cầu, một năm lần lượt có các tháng một tháng gồm 20 hoặc 31 ngày, riêng tháng 02 có 28 ngày. Do đó, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Roma cổ đại đã rất gần với hiểu biết hiện nay.

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái abc, lúc đầu có 20 chữ sau đó thêm 06 chữ để trở thành hệ thống chữ cáu hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến rất quan trọng của dân Địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm