Liên hệ bản thân Trải nghiệm sáng tạo phòng chống còi xương ở trẻ vị thành niên

2 câu trả lời

Đáp án:

Nguyên nhân còi xương: do thiếu vitamin D là yếu tố giúp tạo xương. Ngoài vitamin D cung cấp từ nguồn thức ăn, vitamin D còn được cơ thể tự tổng hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Vitamin D tồn tại dưới 2 dạng là cholecalciferol (vitamin D3)- từ nguồn động vật, và ergocalciferol (vitamin D2)- do nhân tạo tăng cường vào thực phẩm, cả hai dạng được gọi chung là calciferol.

Nguyên nhân thiếu vitamin D:

  • Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới hầu như quanh năm ánh nắng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng.

Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được phơi nắng: tốt nhất là vào buổi sáng (khoảng 7h-8h) nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4h-5h). Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15'/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn).

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ không /ít tiếp xúc ánh nắng.
  • Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ:

+ Ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non vì vậy ở những trẻ này rất dễ thiếu vitamin D dẫn đến còi xường.

+ Trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa à tăng đào thải canxi ra nước tiểu.

  • Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hoá kéo dài.
  • Các phát hiện những biểu hiện của còi xương:

    • Các biểu hiện ở hệ thần kinh:

    + Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)

    + Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình

    + Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều)

    + Đối với CX cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.

    • Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
    • Các biểu hiện ở xương:

    + Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.

    + Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn

    + Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.

    + Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong

    • Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.

    Khi cần có thể làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh và xác định mức độ bệnh:

    • Phosphatase kiềm, Calci máu, phospho máu, chụp XQ xương

 

Đáp án:

+ Tăng cường vitamin D từ thức ăn: trứng, sữa, bơ, gan cá là những nguồn giàu vitamin D.

+ Sữa và các chế phẩm thường được dùng để tăng cường vitamin D. Ngoài ra, một số thức ăn khác như bột dinh dưỡng cho trẻ em, thức ăn chế biến sẵn, bột mỳ cũng được tăng cường thêm vitamin D.

+ Nhưng lưu ý nguồn thức ăn này chỉ cung cấp rất ít vitamin D, khoảng 20-40UI/ngày

+ Phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp: Khi da được tiếp xúc với tia cực tím, ví dụ ánh sáng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol ở trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3.