Lấy VD với Na2O và CuO của Basic oxide Lấy VD với SO3 và CO2 của Acidic oxide

2 câu trả lời

Đáp án:na2o là oxit

cuo là oxit

so3 là oxit

co2 là oxit

 ----các tính chất hóa học:

thành phần và tính chất hóa học vủa oxit

1. Tính chất hóa học của Oxit

  1. Khái niệm:Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

Cu2O tương ứng với bazơ Cu(OH)2

  1. Phân loại:

Oxit bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO,…

Oxit bazơ không tan: CuO, Fe2O3, MgO,…

  1. Tính chất hóa học của Oxit bazơ
  • Oxit bazơ tác dụng với nước H2O

Một số Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + H2O → Bazơ

Ví dụ:

BaO (r) + H2O (dd) → Ba(OH)2

BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2

Một số oxit bazơ khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…

  • Oxit bazơ tác dụng với Axit

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Axit → Muối + H2O

Ví dụ:

CuO(r) + HCl (dd) → CuCl2(dd) + H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

  • Oxit bazơ tác dụng với Oxit axit

Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Oxit axit → Muối

Ví dụ:

CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hóa học của Oxit axit

  1. Khái niệm:Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit

Ví dụ: SO3 tương ứng với bazơ H2SO4

  1. Tính chất hóa học của Oxit axit
  • Oxit axit tác dụng với nước H2O

Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

Phương trình phản ứng: Oxit axit + H2O → Axit

Ví dụ:

SO3(k) + H2O(dd) → H2SO4 (dd)

N2O5 + H2O(dd) → 2HNO3

  • Oxit axit tác dụng với Bazơ

Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O

Ví dụ:

SO3 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

  • Oxit axit tác dụng với Oxit bazơ

Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit axit + Oxit bazơ → Muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

3. Phân loại oxit

Oxit được chia thành 4 loại:

  • Oxit bazơ:Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

+ Bazơ không tan: CuO, FeO, MgO, Ag2O,…

+ Bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO

  • Oxit axit:Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5

  • Oxit trung tính:Còn được gọi là oxit không tạo muối, là oxit không tác dụng với axit, bazơ, muối.

Ví dụ: N2O, NO, CO,…

  • Oxit lưỡng tính:Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO, Cr2O3,…

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

 

  1. Tính chất hóa học của axit:
  2. Axit làm đổi màu chất chỉ thị:Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
    2. Axit tác dụng với kim loại

- Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

Thí dụ:

3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

- Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…

Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.

  1. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Thí dụ:          

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

- Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.

  1. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Thí dụ:            

 Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O

Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối

Thí dụ:

 MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

  Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O



I.tính chất và thành phần của bazo:

Tính chất hóa học của bazơ1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch bazơ làm đổi màu một số chất chỉ thị:

– đổi màu quỳ tím sang màu xanh.

– đổi màu dd phenolphtalein từ không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit

Bazơ (cả bazơ tan và bazơ không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Bazơ + Axit → Muối + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

3. Tác dụng với oxit axit

Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Bazơ + Oxit Axit → Muối + H2O

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2 ↓ + 3H2O

4. Tác dụng với muối

Dung dịch bazơ tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Bazơ + Muối → Bazơ mới + Muối mới

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH

2KOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 ↓ + 2KNO3

5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước

Bazơ không tan → Oxit bazơ + H2O

Cu(OH)2 (t°) → CuO + H2O

Fe(OH)2 (t°) → FeO + H2O

I.Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với kim loại:

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

- Tác dụng với axit:

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4 ↓

- Tác dụng với dung dịch muối:

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl ↓

- Tác dụng với dung dịch bazơ:

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3 ↓

- Phản ứng phân hủy muối:

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ: 2KClO3  2KCl + 3O2

Giải thích các bước giải:

 vì na2o là oxit trung tính

so3 là oxit phi kim

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 `Na_2O`:

+ Tác dụng với nước:

`Na_2O` + `H_2O` → 2NaOH

+ Tác dụng với axit:

`Na_2O` + 2HCl → `2NaCl` + `H_2O`

+ Tác dụng với oxit axit:

`Na_2O` + `CO_2` → `Na_2CO_3`

CuO:

+ Tác dụng với axit :

CuO + 2HCl → `CuCl_2` + `H_2O`

+ Tác dụng với oxit axit :

3CuO + `P_2O_5` → `Cu_3(PO_4)_2` 

+ Bị khử 

CuO + `H_2` → Cu + `H_2O`

`SO_3`, `CO_2` 

+ Tác dụng với nước

`SO_3` + `H_2O` → `H_2SO_4`

`CO_2` + `H_2O` → `H_2CO_3`

+ Tác dụng với dung dịch bazơ:

`SO_3` + 2NaOH → `Na_2SO_4` + `H_2O`

`CO_2` + `Ca(OH)_2` → `CaCO_3` + `H_2O`

+ Tác dụng với oxit bazơ:

BaO + `SO_3` → `BaSO_4`

`CO_2` + `CaO` → `CaCO_3`

Chúc bạn học tốt #aura

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

1. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất oxit axit A. CaO, FeO, CO2 B. SO3, N2O5, P2O5 C. CuO, SO3, P2O5 D. CO2, Al2O3, MgO 2. Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối. Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi dung dịch muối. Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động của các kim loại X, Y, Z? A. X,Y,Z B. Z,X,Y C. Z,Y,X D. Y,X,Z 3. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của ZnO trong hỗn hợp ban đầu là A. 75% B. 72% C. 56% D. 28% 4. Có một mẫu sắt bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này cần cho mẫu sắt đó tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 dư B. HCl dư C. H2SO4 loãng, dư D. CuCl2 dư 5. Có thể điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây? A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn B. Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl C. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl đặc D. Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc 6. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học? A:Cu; Fe; Al; Mg; Na; K B:Fe; Al; Cu; Mg; K; Na C:K; Na; Mg; Al; Fe; Cu D:Cu; Fe; Al; K; Na; Mg 7. Hòa tan HOAàn toàn 16,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối clorua. Giá trị m là A:45,3 B:55,3 C:46,1 D:56,1 8. Cho các chất sau: O2 , Cl2 , dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4 , Fe2 O3 . Kim loại nhôm có thể tác dụng được với bao nhiêu chất? A:5 chất B:4 chất C:3 chất D:6 chất

2 lượt xem
1 đáp án
4 giờ trước