lấy dẫn trứng làm rõ ảnh hưởng của văn hóa trung quốc đến việt nam
2 câu trả lời
**Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
– Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
**Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cung điện,.. Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. Điêu khắc nổi tiếng với những pho tượng Phật,..,
-Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
**
Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi, Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ. Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.
Những dẫn chứng cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam:
Thứ nhất, ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo.
- Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Thứ hai, ảnh hưởng về hội họa, kiến trúc, điêu khắc.
- Ảnh hưởng về kiến trúc, điêu khắc biểu hiện rõ qua các công trình như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
- Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
Thứ ba, ảnh hưởng về chữ viết, văn học, nghệ thuật.
- Dưới ảnh hưởng của chữ Hán, chữ Nôm đã ra đời và được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài suốt nhiều thế kỉ ở Việt Nam.
- Các tác phẩm văn học bằng chữ Nôm hoặc chữ Hán cũng ra đời.
Thứ tư, ảnh hưởng từ các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. Đặc biệt là việc sử dụng lịch 12 con giáp với các con vật thiêng,...
Thứ năm, ảnh hưởng về chính trị, xã hội: Các triều đại phong kiến của Việt Nam xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền theo quy củ của Trung Quốc. Như: bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, giúp việc cho vua là các quan đại thần, tể tướng, tướng quân,... mỗi triều đại lại có sự sắp xếp khác nhau sao cho phù hợp với tình hình của đất nước.