Lập dàn ý nói về cảm nhận 2 đoạn thơ của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu - Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không? Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn. - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
1 câu trả lời
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
+ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Khái quát nội dung 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc : Đoạn thơ đã tái hiện niềm thương nỗi nhớ, cũng chính là niềm trăn trở chung của đồng bào ta trong lần chia tay lịch sử.
b) Thân bài: Phân tích nội dung 8 câu thơ đầu
* 4 câu đầu: Nỗi nhớ của người ở lại dành cho người ra đi
- Khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.
- Điệp từ "nhớ" thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng
- Cách xưng hô "mình - ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
- Điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” : lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
=> Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ, một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm”, một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn.
=> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính.
* 4 câu sau: Tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn
- Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
- Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc thân thương giản dị
- Cử chỉ "cầm tay nhau" thay lời nói chứa đầy cảm xúc.
=> Không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi, bịn rịn không muốn chia xa.
- Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi: Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt Bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...
- Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm
- Ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai
- Điệp từ “mình”
- Cách ngắt nhịp 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.
=> Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ lục bát truyền thống
- Sử dụng hình ảnh đối đáp quen thuộc trong ca dao
- Sử dụng hình ảnh hoán dụ, từ láy, câu hỏi tu từ, lặp cấu trúc.
- Giọng thơ trữ tình, đằm thắm
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
c) Kết bài
- Khái quát nội dung 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc.
- Cảm nhận của em về đoạn thơ.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-8-cau-tho-dau-bai-viet-bac