lập dàn ý đoạn "còn xa lắm mới đến cái thác dưới.....ngay ở chân thác. Bài người lái đò sông Đà
2 câu trả lời
A, MB
- GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành một trong cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học mới. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: "Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)",... Về phong cách nghệ thuật, trước cách mạng tháng tám, các tác phẩm của ông thể hiện sự ngông vô cùng thú vị và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông hướng về những người lao động bình thường bằng giọng văn thấm đẫm tình cảm. Ngôn từ trong văn của Nguyễn Tuân luôn độc đáo, mới lạ.
- GIỚI THIỆU tác phẩm: Truyện ngắn "Người lái đò sông Đà" là tùy bút xuất sắc của ông được in trong tập Sông Đà (1960). Tác phẩm là thành quả thu được trong chuyến đi gian khổ tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi của tác giả.
- Đoạn trích từ "còn xa lắm mới đến cái thác dưới... ngay ở chân thác" đã thể hiện được sự hung bạo của dòng sông Đà và sự nhanh nhẹn, dũng cảm tuyệt vời và khả năng chèo lái tuyệt vời của người lái đò.
B, TB
1, Hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, dữ dằn
- Hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, dữ dằn được thể hiện qua hệ thống thạch nước và thạch trận đá được phơi bày.
- Biện pháp nhân hóa, liệt kê để miêu tả âm thanh thác nước bằng những từ miêu tả am thanh của con người: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn, chế nhạo,... Từ đây, người đọc thấy được trí tưởng tượng phong phú cùng nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả để miêu tả hình ảnh dòng sông Đà mang nhiều cung bậc, trạng thái. Hình ảnh dòng sông Đà hiện lên với hình ảnh vừa gầm gào, vừa đe dọa, vừa hung dữ.
- Biện pháp so sánh "như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn" khẳng định sự hung dữ và gầm gào của dòng sông Đà
- Sự tài hoa của Nguyễn Tuân trong việc chọn lọc hình ảnh so sánh và sử dụng lửa để tả nước, dùng rừng để tả sông
2. Hình ảnh thạch trận trên sông Đà hung dữ và hiểm trở
- Hình ảnh của thạch trận sông Đà càng được thể hiện vô cùng chân thực, sinh động với sự hung dữ, hiểm trở.
- Tác giả đã sử dụng một loạt những từ ngữ dùng trong các trận đánh của văn học Trung Quốc để miêu tả thạch trận giăng bày trên sông Đà.
- Thạch trận đá với ba lớp trùng vi. Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc thấy được thác đá được bày ra sẵn sàng. Người đọc cảm nhận được không khí gay cấn, hồi hộp và kịch tính của cuộc chiến giữa người lái đò và hòn đá. Hình ảnh hòn đá được nhân hóa vô cùng sinh động như một kẻ gác cổng không cho con thuyền đi qua. Những hòn đá khác thì oai phong, bệ vệ, reo hò được nhân hóa như những con người đứng xung quanh cổ vũ. Thế nhưng, người lái đò vẫn vượt qua được sự hiểm trở và nguy hiểm tột cùng của cuộc chiến để đi qua cửa sinh.
- Ở trùng vi thạch trận thứ hai, hình ảnh những hòn đá trở nên hung tợn hơn. Như những con người, chúng xô ra định níu chiếc thuyền vào đi về phía cửa tử. Nhiều cửa tử xuất hiện và hình ảnh miêu tả đặc sắc như một trận chiến thực sự đó là "thủy quân không ngớt khiêu khích",...
- Thế nhưng người lái đò vẫn hiện lên như một người chỉ huy con thuyền tài hoa băng qua được những lớp đá hiểm trở đó.
- Cuối cùng, ở trùng vi thạch trận thứ ba, sự gay cấn của hành trình lái đò được thể hiện ở việc chỉ có đúng một luồng sống ở chính giữa mà thôi. Thế nhưng, người lái đò vẫn được hiện lên với những động tác khéo léo, tài hoa và nhanh nhẹn. Hình ảnh so sánh "như một mũi tên" đã cho thấy tốc độ đáng kinh ngạc của người lái đò.
C, KB
- Hình ảnh dòng sông Đà hiểm trở hiện lên với sự hung bạo và hiểm nguy của trận địa đá. Thế nhưng, hình ản người lái đò vẫn hiện lên vô cùng tài hoa, đáng kinh ngạc như một người chỉ huy trận chiến và giành chiến thắng
- Sự tài hoa trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân, hài hòa về âm thanh, hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh có chọn lọc