Lập dàn ý chi tiết đóng vai bé thu kể lại cuộc gặp gỡ với cha

2 câu trả lời

Mở bài:

  • Tôi sinh ra đã không biết mặt cha, sống cùng với mẹ.

  • Hai mẹ con chờ cha chiến đấu ở chiến trường, chỉ biết cha thông qua tấm ảnh cũ và câu chuyện của mẹ. 

=> Hình ảnh cha mờ nhạt, nhưng tình cảm nhớ thương dành cho cha không bao giờ nguôi.

Thân bài:

Nỗi niềm của bé Thu:  Tôi lớn lên với nỗi nhớ mong cha

-    Mong ngóng gặp ba, nhưng đến khi ba về lại không gọi ba, nhìn nhận ba, gần gũi với ba.

-    Thấy ba có vết sẹo lớn trên mặt, tôi hoảng sợ bỏ chạy

-    Không gọi ba, xa lánh, hắt hủi ba

Cao trào xảy ra khi bị ba đánh

-     Tôi hất văng trái trứng ba gắp cho tôi, bị ba đánh, tôi không khóc mà bỏ đi sang nhà ngoại.

-     Đêm ngủ với ngoại tôi mới biết vết sẹo đó là do tụi giặc gây ra

-     Tôi thấy hối hận, sáng sớm về gặp ba

-     Tiếng ba dồn nén đã lâu, vỡ òa. Tôi chạy nhanh tới ôm ba, giữ chặt ba

-     Tôi mong muốn lần tới ba về sẽ làm cho tôi chiếc lược => hy vọng sẽ được gặp lại ba.

Kết bài:

 Tôi hứa với ba sẽ sống có ích, chiến đấu và làm việc hết mình vì Tổ Quốc

-    Luôn lạnh nhạt với ba, không chấp nhận ba

=> Nguyên nhân chính là do vết sẹo trên mặt ba, khiến ba khác với trong ảnh. Hình ảnh ba hiện tại khác xa với trí tưởng tượng, khiến tôi không thể nào chấp nhận được.

1. Mở bài: nêu yêu cầu của đề.

Tôi là giao liên Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Chiến trường khắc nghiệt bom đạn vẫn chưa kết thúc với vô vàn nhiệm vụ. Con đường hành quân khó nhọc làm tôi nhớ nhiều đến ba tôi. Bao năm rồi, nhưng tôi không thể nào quên đi lần ấy ba tôi về thăm nhà, lần đầu tôi gặp ba và cũng là lần cuối cha con tôi bên nhau.

2. Thân bài:

_ Hoàn cảnh gia đình: Ba tôi đi bộ đội khi tôi còn chưa đầy một tuổi. Hai cha con tôi đã xa cách nhau ngót nghét tám năm trời. Tôi biết ba chỉ duy nhất qua tấm hình ba chụp với má. Còn ba thì biết tôi qua tấm ảnh nhỏ mà má gửi đến ba lần má đi thăm ba. Chiến tranh đã chia cắt gia đình tôi.

+ Ba tôi về thăm nhà  rồi bắt gặp một đứa trẻ con đang đùa nghịch và biết ngay là tôi nên cất tiến gọi. Ba vô cùng xúc động còn tôi thì sửng sốt do người kia trông nom dữ tợn với vết sẹo ,một người lạ mặt có mưu đồ gì chăng nên đã chạy gọi má.

+ Má luôn bảo tôi người kia là ba, sai tôi gọi người lạ ấy ăn cơm. Vốn tính ngang bướng nên tôi quyết không chịu, tôi nói chỏng và thậm chí là mặc kệ mọi người khuyên ngăn. 

+ Tôi tự chắt nước cơm chứ nhất quyết không gọi ba theo lời khuyên của bác Ba đi cùng người đan ông kia.

+ Bữa cơm người lạ kia săn sóc tôi nhưng tôi không nhận, tôi hất trứng ca được gắp cho, bị ông ấy quát nên tôi bực mình, bỏ sang bà ngoại trong sự tức giận. Ai dỗ tôi cũng không quna tâm. 

+ Bà ngoại đêm ấy nói với tôi lí do sao không nhận ba. Tôi nói với bà do vết sẹo kia không giống người chụp chung với má và lúc ấy, tôi mới biết mình sai.

+ Sáng hôm sau tôi về nhà, tôi biết ba phải đi rồi. Lúc đó khoogn ai quan tâm đến tôi cả vì ai cũng bận. Tôi tủi thân lắm.  Lời ba tạm biệt khiến tôi không cầm lòng và gọi ba trong đau đớn cùng nước mắt nghẹn ngào. Giờ phút tôi nhận ba cũng là lúc hai bố con tôi chia xa. 

+ Tôi dặn ba làm tôi cho tôi chiếc lược ngà. Sau đó, ba đi chiến trường bặt vô âm tín.

+ Tôi đi làm giao liên tiếp nối sự anh hùng của ba. Gặp được bác Ba, đồng đội của ba năm xưa và bác trao tôi cây lược ba tôi từng đêm từng đêm cặm cụi làm ra. 

3. kết bài:

Tình cảm bao giờ cũng thiêng liêng. Tình yêu của cha con tôi dành cho nhau lớn lắm. Vậy mà tôi đã sai lầm ngớ ngẩn để phút giây cha con bên nhau ngắn ngủi đi. Nỗi nhớ ba theo tôi bao năm tháng nơi chiến trường và thúc giục tôi phải luôn cố gắng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc để nối nghiệp người cha thân yêu của mình. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước