Lập dàn ý bài văn phát biểu cảm nghĩ bài rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chép mạng =báo cáo
2 câu trả lời
Dàn ý:
1. Mở bài:
*Giới thiệu tác phẩm:
- Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
- Xuân hè 1948 quân ta thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui ngập tràn trên tuyến hậu phương.
- Bài thơ ra đời như đóa hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.
2. Thân bài:
a. Khái quát chung:
- Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc và thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
b. Trình bày cảm xúc, suy nghĩ:
*Đọc hai câu thơ đầu, ta thấy bức tranh tuyệt vời đêm nguyên tiêu.
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên".
Trăng đêm rằm tháng giêng mang vẻ đẹp xinh tươi khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng lồng lộng, dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn nhân gian, ánh trăng tràn mọi nẻo. Đất nước quê hương bao la một màu sắc xanh bát ngát, máu xanh của "xuân giang", dòng sông như được tiếp thêm sức sống.
Dòng sóng xanh tiếp nối màu xanh của xuân thiên. Ba từ "xuân" trong câu thơ thứ hai là nét vẽ.
Đặc sắc làm nổi bật cái "thần" của cảnh vật. "Xuân" trong câu thơ chữ Hán của Bác còn là hình ảnh ẩn dụ: là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi, là vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta trong lửa đạn vẫn dạt dào sức sống trẻ trung, tiềm tàng.
`->` Hai câu thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm rung động của một hồn thơ với tình yêu thiên nhiên đắm say giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của Người chan hòa với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình. Thiên nhiên trong thơ Bác tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
*Hai câu thơ cuối là hình ảnh dòng sông, con thuyền và khói sóng.
"Yên ba thâm sứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Trong cõi sâu kín "Yên ba thâm sứ" bí mật trên dòng sông giữa núi rừng chiến khu bao la, Người ngắm trăng không giống các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà là người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo kháng chiến, bảo vệ non sông, đất nước.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân bí mật, căng thẳng nơi sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm "dạ bán", Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền trở thành con thuyền trăng, nhrj bơi trên sông nước mênh mông, trở đầy ánh trăng vàng.
"Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
Con thuyền nhẹ trôi, ngồi trên con thuyền là thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ, giàu tính yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời.
- Phải có tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, phải có phong thái ung dung tự tại, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ mang cốt cách nghệ sĩ - nhà hiền triết phương Đông Bác mới sáng tác những hình ảnh thơ độc đáo và sáng tạo như vậy.
*Trăng trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- "Rằm tháng giêng" được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ còn có đủ những yếu tố một bài thơ có: có vầng trăng, con thuyền, khói sóng... nhưng cũng rất hiện đại giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không chỉ thưởng trăng mà là đàm quân sự.
3. Kết bài:
- Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời cũng thể hiện màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
I. MB: Từ xưa tới nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho thi sĩ, trăng cũng là bạn tri kỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động các mạng, trăng là bạn của Bác trong những đêm không ngủ, trăng là bạn trong những năm tháng tù đầy, trăng cũng là bạn khi bàn việc quân việc nước. Bài thơ "Rằm tháng giêng" là một trogn số những bài thơ tiêu biểu
II. TB
1. Giowis thiệu chung
- HCST: Viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 2. Phân tích
a, Hai câu đầu: “ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn -> Rằm xuân lồng lộng trăng soi) Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên (Dòng sông xuân, nước xuân tiếp liền với bầu trời xuân -> Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
- Hai câu thơ đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh sáng trong đêm nguyên tiêu. Bầu trời và vầng trăng không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là dòng nước sông mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, cũng là dòng sông của tuổi trẻ, sức hăng khỏe của tuổi xuân cũng như tháng đầu của mùa đầu trong năm, mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
- Cách miêu tả vẫn theo truyền thống của bút pháp Phương Đông: chỉ chú ý đến tòan cảnh, đến quan hệ giữa các yếu tố của sự vật, cái thần của sự vật chứ ít khi tả thật cụ thể, chi li các màu sắc, đường nét.
b, Hai câu sau
- Câu thơ thứ ba ( Câu chuyển) không chỉ vẽ lên cái không khí mờ ảo của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc (yên ba thâm xứ) mà còn hé mở nhận ra cái không khí của thời đại, hội họp bí mật, khẩn trương của TW Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy. Đây cũng là giờ phút hiếm hoi của Bác trên đường về sau những hội nghị quan trọng liên quan đến cuộc chiến đấu của tòan quân trên các chiến trừơng, chiến khu.
- Câu kết vẫn sáng ngời, tràn trề lai láng ánh trăng: Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Câu thơ thứ tư gợi nhớ đến bài “Phong kiều dạ bạc” của Trương Kế: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền – Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn văng vẳng tới). Nhưng ở đây mất hẳn cái trầm mặc, thâm u buồn mênh mông, xa vắng mà ngân lên bát ngát, cao vợi ánh trăng trong sáng, dịu dàng và lòng ngừoi ung dung, bình thản, tin tửong vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
3, Tổng kết
a, ND: Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
b, NT: -Viết bằng Chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch theo thể thơ lục bát. - Sử dụng điệp từ có hiệu quả. - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
III, KB: Khẳng định lại sức sống của bài tho