1 câu trả lời
1. Mở bài;
Giới thiệu tác giả, tác phẩm cùng tám câu thơ đầu của bài.
2. Thần bài:
a. hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được viết 10/1954, nhân sự kiện lịch sử hiệp định Giơ ne vơ được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc và các cán bộ kháng chiến từ biệt người dân Việt bắc để trở về thủ đô Hà Nội. nhân buổi chia tay xúc động nghẹn ngào đó, Tố Hữu đã viết Việt Bắc.
b. Vị trí đoạn trích và khái quát nội dung đoạn trích:
_Đoạn trích là tám câu thơ đầu tiên của bài.
_Là lời đối đáp giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào VIệt Bắc trong khung cảnh tiến đưa. Đây cũng là tám câu thơ tái hiện khung cảnh chia ly đầy bâng khuâng lưu luyến giữa cán bộ và nhân dân.
c. Phân tích:
4 câu đầu; Lời của người ở lại- nhân dân VIệt Bắc.
+Xưng hô "mình- ta" ngọt ngào, thân thiết.
+ Điệp cấu trúc câu, lời ướm hỏi và gợi nhắc "Mình về mình có nhớ ta?", "Mình về mình có nhớ không?" nhằm nhấn mạnh tình cảm, sự lo lắng về đổi thay của người về.
+ "Mười lăm năm ấy" gợi tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi giữa cán bộ và nhân dân. !15 năm tính từ khởi nghĩa Bắc Sơn 1940- những ngày đầu tiên của kháng chiến.
+ Hình ảnh liệt kê "cây", "núi", "sông", "nguồn" gợi nhắc hình ảnh quê hương Cách mạng cùng bao ân nghĩa thủy chung.
+Lời thơ tâm tình, thủ thỉ như lời tâm sự giữa những người yêu thương trong giờ phút chia ly chứa đựng bao bâng khuâng, xao xuyến.
- Bốn câu thơ sau là lời của người đi - các cán bộ chiến sĩ cách mạng trả lời cho những băn khoăn, vướng mắc trong lòng người ở lại.
+ Đại từ "ai" cùng từ láy "tha thiết" đã nhấn mạnh xúc cảm, tình cảm trong lòng người ra đi.
+ Từ láy diễn tả cảm xúc, tâm trạng như "bâng khuâng", "bồn chồn" cho thấy những tình cảm rung động trong lòng người cán bộ nay phải chia xa.
+ Cử chỉ "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" là sự ngưng đọng của mọi tình yêu và nhớ thương trong lòng người. họ xúc động nghẹn ngào và không thể cất lên thành lời giữa những chia xa.
d. Tổng kết nội dung, nghệ thuật:
_Thể thơ luc bát- thể thơ dân tộc.
_cặp đại từ "mình - ta" như lời tâm tình đôi lứa.
_Từ láy giày sắc thái biểu cảm
_TÌnh cảm giữa kẻ ở người về là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Đó là gắn kết sâu sắc giữa cán bộ và nhân dân.
3. kết bài: khẳng định giá trị của tám câu thơ đầu nói riêng và toàn bài thơ nói chung.