Lập dàn bài
-Phân tích ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa
-Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa
-Đánh giá ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa .
2 câu trả lời
a- Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
- Nhận định khái quát đây là tấm gương tiêu biểu học sinh chăm chỉ, yêu quý cha mẹ.
b- Thân bài:
- Những biểu hiện của làm của Phạm Văn Nghĩa:
+ Khi ra đồng làm việc
+ Lúc ở nhà
- Đánh giá việc làm của Nghĩa:
+ Nghĩa là tấm gương đáng học tập
+ Mọi học sinh phấn đấu: Biết yêu thương cha mẹ, biết sáng tạo trong học tập và lao động
c. Kết bài:
- Khẳng định Nghĩa là tấm gương đáng học tập và noi theo.
- Liên hệ với bản thân trong học tập và thái độ ứng xử với cha mẹ.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa.
Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về nhân vật Phạm Văn Nghĩa
Nghĩa là một người con biết thương mẹ, có tấm lòng hiếu thảo vì bạn thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt.
Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn: bạn đã lai tạo thành công giống bắp mới và cho năng suất vượt trội.
Nghĩa còn là người có óc sáng tạo khi bạn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
b. Nguyên nhân của thành quả
Thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của bạn.
Ý thức học tập, tinh thần ham học hỏi, óc sáng tạo khi áp dụng lí thuyết vào thực tiễn.
c. Ý nghĩa từ nhân vật Phạm Văn Nghĩa
Nghĩa không chỉ giúp cho cuộc sống của gia đình mình trở nên tốt đẹp hơn mà còn là tấm gương sáng để các bạn học sinh học tập và noi theo.
Thành quả mà Nghĩa tạo ra có thể áp dụng vào thực tiễn và cho ra năng suất hiệu quả cho mọi người.
Nghĩa đã góp phần làm cho cuộc sống và xã hội tốt hơn.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn nhiều bạn học sinh ỷ lại, không có ý thức vươn lên trong cuộc sống, chưa chủ động trong học tập và định hướng tương lai cho bản thân mình,… những người này cần phải thay đổi tư tưởng và sống tốt hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng Phạm Văn Nghĩa đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.