2 câu trả lời
Hiện nay tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa của người lao động không theo kịp đà tăng phi mã của chỉ số giá, khiến lạm phát tác động lớn đến đời sống và làm tăng tính dễ tổn thương của người nghèo.
Mục tiêu giảm nghèo ngày càng co hẹp
Lạm phát tăng cao có tác động xấu và nặng nề đến đời sống của những người nghèo, người thu nhập thấp và đặc biệt những người có nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền công, tiền lương, tiền trợ cấp xã hội. Những nguồn thu nhập này thường không được tính trượt giá một cách đầy đủ hoặc chậm điều chỉnh theo trượt giá khiến thu nhập thực tế của người lao động càng bị giảm sút. Thực tế như vậy nhưng đến khi bản “Báo cáo đánh giá tác động của tăng giá đối với đời sống của người nghèo, người làm công ăn lương” được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện và công bố gần đây, thì những tác động của lạm phát đến giảm nghèo càng thấy rõ.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, với các khả năng tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% như kế hoạch Quốc hội đề ra rất khó đạt. Bởi vì trước đó, trong hai năm 2007 và 2008, với mức CPI tăng tương ứng là 12,6% và 19,9% thì tỷ lệ hộ nghèo chỉ giảm 2,1 điểm phần trăm (từ mức 15,5% xuống còn 13,4%). Tính ra, trong cả giai đoạn 2004-2010, tỷ lệ hộ nghèo chỉ giảm bình quân mỗi năm là 1,25%.
Do vậy, khả năng thứ nhất là CPI bình quân năm nay tăng 11,9% (bản báo cáo này được thực hiện đến tháng 2-2011) thì dự báo tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm 1,5 điểm phần trăm, nếu CPI tăng 13,1% thì sẽ giảm 1,3 điểm phần trăm. Và nếu CPI bình quân năm nay là 13,9% thì dự báo tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm một điểm phần trăm. Như vậy mục tiêu giảm nghèo Quốc hội đề ra năm nay không thể thực hiện được (vì mức giảm tỷ lệ nghèo 2 điểm phần trăm được tính dự kiến với mức tăng CPI là 7%). Mặt khác, những dự báo, tính toán này dù có giá trị thực tế nhưng ở thời điểm hiện nay, khi CPI tháng 4 đã tăng 3,32% và tỷ lệ lạm phát tính theo năm đã lên tới 17,51% thì khả năng tỷ lệ giảm nghèo còn hạn hẹp hơn nữa, dưới 1%.
Một câu hỏi đặt ra là theo tính toán của CIEM, dự kiến giá trị thực tế của chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 sẽ mất khoảng 7-8% giá trị (tương đương với 300.000-400.000 đồng/tháng) khi CPI bình quân năm 2011 xấp xỉ 14%. Nay thực tế lạm phát tính theo năm đã lên tới 17,51% thì giá trị thực tế của chuẩn nghèo sẽ mất thêm mấy điểm phần trăm, kéo theo thu nhập thực tế sút giảm bao nhiêu nữa?
CIEM cho rằng, phân tích như vậy để thấy: số hộ thoát nghèo vượt sang ngưỡng hộ cận nghèo theo danh nghĩa nhưng xét về bản chất vẫn là các hộ nghèo là một thực tế rất rõ. Hiện cả nước có khoảng 3,1 triệu hộ nghèo và 1,65 triệu hộ cận nghèo. Tính chung lại hơn 4,7 triệu hộ gia đình luôn tiệm cận với cái đói, cái nghèo và lạm phát gia tăng càng khiến đói nghèo nặng hơn
Ảnh hưởng rất rõ
Biến động tăng giá, nhất là giá lương thực, nông sản một mặt sẽ làm tăng thu nhập của người sản xuất và xuất khẩu lương thực, nhưng ngược lại là làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng đối với lương thực, thực phẩm, nhất là nhóm dân cư có thu nhập thấp, lại không sản xuất lương thực. Việc tăng giá lương thực, thực phẩm sẽ tác động mạnh nhất đối với 20% số hộ nghèo (hộ nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân 400.000 đồng/tháng và hộ nghèo thành thị là 500.000 đồng/tháng), do bộ phận này thường có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng số chi tiêu cho đời sống cao hơn các nhóm khác. 55,9% chi tiêu chủ yếu của nhóm hộ nghèo dành để mua lương thực, thực phẩm. Chi tiêu cho giáo dục và y tế chỉ chiếm 12,5%.
Biến động tăng giá nguyên, nhiên liệu tác động trực tiếp tới giá đầu vào sản xuất, do đó làm chi phí sản xuất của người nông dân (như phân bón) tăng giá theo. Như vậy, khi chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng giá đầu ra không tăng tương xứng thì thực tế là người nông dân (đối tượng chiếm áp đảo trong tỷ lệ hộ nghèo) mất nhiều hơn được, khiến cho thu nhập ròng của họ thực tế sẽ giảm.
Còn ở thành thị, những người thu nhập chủ yếu từ tiền lương, tiền công, từ trợ cấp xã hội cũng lao đao vì những nguồn thu nhập này không được tính trượt giá một cách đầy đủ hoặc chậm điều chỉnh theo trượt giá. Bằng chứng là giai đoạn 2006-2008, nhóm 20% hộ nghèo nhất có tốc độ tăng thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng khoảng 22,15%/năm. Nhưng tốc độ tăng chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu trong một tháng khoảng 27,7%/năm, tức là mức tăng thu nhập thấp hơn mức tăng chi tiêu 5,55%.
Một nghiên cứu về đói nghèo đô thị cách đây ba năm (của Oxfam và Action Aid) cũng cho thấy sự tăng giá của hàng hóa, lương thực không tương xứng với mức tăng thu nhập (30-50% so với 10-20%) làm cho hộ nghèo và cận nghèo ở đô thị gặp khó khăn. Do sức mua đồng tiền giảm, họ phải dùng hầu hết thu nhập vào mua lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu nên gần như không còn gì để tiết kiệm.
Hậu quả của những tác động dây chuyền nói trên là tình hình thiếu đói tăng cao. Hai tháng đầu năm, số nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói tăng gần gấp hai lần so với cùng thời điểm năm 2010 (838.600 lượt nhân khẩu), một con số lớn nhất từ năm 2007 trở lại đây. Nguyên nhân chính tác động mạnh đến vấn đề này là do giá lương thực tăng cao. Nay, lạm phát vẫn còn cao thì những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nghèo, người làm công ăn lương cũng đang xấu đi hơn nữa.
- Làm giảm tỉ lệ gia tăng
- Gây ra nền kinh tế thấp
- Làm cho nước không giàu mạnh
#nocopy
Cho mk xin hay nhất nếu dc nha
Học tốt ạ