Làm cho mình 1 bài văn kể về ngày đầu tiên đi học

2 câu trả lời

Bạn tham khảo dàn ý nhé:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

* Cảm xúc, tâm trạng trước ngày khai giảng:

- Chộn rộn, háo hức đến lạ.

- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.

- Lo lắng không ngủ được

* Ngày dầu tiên đen trường.

- Trên đường đến trường

+ Khung cảnh: bầu trời quang đãng, mọi người đang đưa các bạn đến trường

- Cảm xúc bản thân khi đi trên con đường quen thuộc?

* Khi tới trường

- Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

- Trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

- Cảm nhận sân trường: to lớn, rộng rãi,...

- Cảm nhận về các bạn xung quanh

- Cam nhận buổi lễ khai giảng

* Trong giờ học

- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

3. Kết bài

A. Mở bài:

- Dẫn câu thơ, câu hát nói về ngày đầu tiên đi học và trình bày suy nghĩ của bản thân

B. Thân bài:

* Những kỉ niệm về cảnh vật

- Khung cảnh trong buổi sáng đầu tiên đi học:

+ Cây cối, hoa cỏ vẫn còn vương những hạt sương long lanh, rung rinh như đang chào đón chúng tôi tới trường.

+ Chim chóc hót líu lo trong các tán cây, khu vườn tạo thành một giai điệu vui tươi, kích thích sự háo hức, hồi hộp trong lòng mỗi cậu học sinh.

+ Con đường làng sạch sẽ, tấp nập người đi lại trong buổi tựu trường.

+ Bầu trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ, khoan khoái.

+ Kỉ niệm đặc biệt: đám mây trắng muốt có hình gần giống như quyển vở đang mở ra nổi bật trên nền trời xanh thẳm.

* Những kỉ niệm của bản thân

- Được mẹ mua cho một bộ quần áo mới tinh, chiếc cặp nhỏ, sách giáo khoa, vở ô li, bút, thước,…

- Trên con đường đến trường, tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật, đôi chân bước nhanh theo tiếng chim kêu khiến mẹ phải rảo bước theo cùng.

- Nhưng khi đến gần cổng trường, đôi chân như khựng lại vài nhịp, bước chậm hơn và dần nép sau lưng mẹ. Bao nhiêu vui tươi, hứng khởi như kìm lại cho nỗi e sợ, ngại ngùng khi đứng trước cổng trường cao, to và đẹp.

- Lúc này bàn tay mẹ nắm lấy đôi tay nhỏ bé của tôi, hơi ấm từ tay mẹ như thấm đến cả vào trái tim non nớt trong tôi, tiếp thêm dũng khí cho tôi bước chân vào cánh cổng trường tiểu học.

- Quang cảnh sân trường:

+ Sân trường to và rộng, trường có 2 tòa nhà 3 tầng khang trang, sạch sẽ.

+ Lối đi từ cổng vào đến sân chính được trồng 2 hàng hoa 2 bên, sau hàng hoa là khu vườn trường.

+ Sân trường đông đúc, nhộn nhịp, nhìn ai ai cũng lạ, cũng mới, các anh chị lớp trên cười đùa vui vẻ, chúng tôi thì ai nấy đều bấu chân bố, mẹ không rời.

- Trong màn nghi lễ và diễn văn khai giảng, tôi chú tâm nhất vào bức thư chủ tịch nước gửi cho các cháu học sinh nhân ngày khai giảng. Từng lời như thấm thía vào trái tim, tạo ra niềm hy vọng lớn vào một tương lai của chính mình.

C. Kết bài:

- Khái quát cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học: Dù đã rất nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học, tôi vẫn thấy trong mình một cảm giác xôn xao đến lạ thường!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

2 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước