lam bai van em nghi gi ve gia dinh em

2 câu trả lời

Còn điều gì quan trọng hơn với mỗi chúng ta là mái ấm gia đình? Tiền bạc dù có nhiều cũng chẳng thể mua được gia đình. Bởi có lẽ mái ấm gia đình là vô giá. Mỗi chúng ta đều rất cần có cho riêng mình một mái ấm.

Gia đình theo như ngôn ngữ khoa học là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Nhưng đó là cách hiểu khô khan. Chúng ta có thể hiểu gia đình một cách gần gũi là nơi sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, luôn bên ta những khi ta gặp khó khăn và yêu thương chở che ta suốt cuộc đời dài rộng con người. Và gia đình có vị trí rất quan trọng trong trái tim chúng ta.

Vì sao gia đình lại có vị trí quan trọng với mỗi người? Trước hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô giá không gì có thể sánh bằng. Cho dù bạn có giàu có đến đâu cũng không thể mua được tình cảm gia đình chân thành.

Gia đình là mái ấm tình cảm không thể thiếu với chúng ta. Sinh ra và lớn lên, ai cũng cần có vòng tay yêu thương của cha của mẹ của ông của bà của anh chị em trong gia đình. Thiếu họ, chúng ta không thể phát triển toàn diện. Chúng ta sẽ lớn lên mà thiếu đi tình yêu thương của gia đình. Những đưa trẻ không cha không mẹ sống trong mái ấm của trại trẻ mồ côi những chúng không thể nào đón nhận được thực sự tình cảm yêu thương của bố mẹ. Chúng đáng thương vì thiếu hụt tình cảm tự nhiên nhất của đời sống là tình yêu của gia đình. Bởi vậy gia đình với chúng ta rất quan trọng.

Mái ấm gia đình là nơi cho ta nương tựa, dừng chân trên con đường đời mệt mỏi đầy chông gai. Đoạn đường ta bước đi đâu phải trải hoa hồng. Có lúc ta sẽ gặp phải khó khăn rồi gục ngã. Nhưng nơi đâu có thể cho ta bình yên tĩnh lại? Đó là gia đình. Gia đình sẽ luôn rộng vòng tay đón chờ ta trở về, cùng ta vượt qua những khó khăn thử thách. Cha vẫn đứng đó cho ta những lời khuyên cứng rắn. Mẹ vẫn ở đó rộng vòng tay ôm ta vào lòng mà xoa đầu an ủi. Gia đình vẫn ở đó cổ vũ, động viên ta, cùng ta giải quyết mọi chông gai phía trước. Khó khăn còn là gì nếu như bên ta luôn là những người thực sự yêu ta, thương ta, ủng hộ ta. Chông gai sẽ chẳng còn vì bên ta luôn là gia đình.

Gia đình là nơi trái tim ta luôn thuộc về. Khi xa quê hương, khi đến những vùng đất mới, gặp những con người mới, phong tục mới ta sẽ lại nhớ đến gia đình. Nhớ đến cha, nhớ đến mẹ, nhớ những bữa cơm gia đình, nhớ những lời mắng đầy yêu thương. Có ai đó từng nói: “ Lời cha mẹ mắng là lời yêu thương. Lời xã hội mắng là lời nói thật”. Xa gia đình ta mới nhận thấy hết được mọi mặt xã hội, mới biết hết được giá trị của gia đình.

Hơn thế, gia đình là tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình là nơi sản sinh ra những thế hệ tương lai, nơi cung cấp nguồn lao động cho nền kinh tế xã hội trong hiện tại. Gia đình còn là ngôi trường đầu tiên của mỗi người, ngôi trường ấy dạy chúng ta những bài học vỡ lòng, dạy chúng ta biết thương yêu, giúp đỡ, biết đối nhân xử thế, dạy chúng ta cách làm người. Gia đình là nền tảng, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa trong khung trời xã hội.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết trân trọng mái ấm gia đình. Có những người thờ ơ quay lưng lại với gia đình. Có những người tàn độc sẵn sàng đánh cắp sinh mạng của người thân trong gia đình. Có những người ích kỉ vụ lợi từ tình cảm của gia đình để làm tốt cho bản thân. Những con người ấy sống trong xã hội ngày nay thật không đáng được sống mà phải lên án và bài trừ.

Mái ấm gia đình quan trong là thế khiến chúng ta tự nhận thức ý thức giữ gìn, nâng niu và bảo vệ. Cùng nhau có trách nhiệm hơn trong mọi sinh hoạt của gia đình. Là học sinh, nhiệm vụ của chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ những người thân trong gia đình như giúp mẹ rửa bát lau nhà,… Hơn thế phải luôn học tập thật tốt để không phụ công ơn nuôi dưỡng của gia đình.

Dù chúng ta rồi cũng sẽ lớn lên, rồi cũng sẽ phải rời xa chốn cũ thân quen, rồi cũng phải nói lời tạm biệt với những người thân nhưng cho dù thế nào, trong tim ta luôn khắc ghi hình ảnh mái ấm gia đình nhỏ bé yêu thương. Bởi mái ấm gia đình có vị trí rất quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta.

Bạn đã từng nghe câu nói của Elizabeth Berg: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ. Nơi đó không đâu xa xôi mà nó chính là tình cảm gia đình.

Vậy thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách nhân cách con người.

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau mà những người không chung huyết thống cũng có thể cảm nhận được từ việc họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc.

Để thể hiện tình cảm, mỗi con người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai cả. Có người quan tâm bằng lời nói có người lại quan tâm bằng hành động. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều yêu quý người thân của mình. Chẳng hạn như khi ông bà bị ốm đau, không cần phải ăn món cao lương mĩ vị gì cả chỉ đơn giản là con cháu quây quần bên cạnh động viên an ủi cũng làm cho ông bà cảm thấy hết bệnh.

Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau. Dù có ở xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhau, trong tim luôn đặt họ vào một vị trí quan trọng, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, khi càng ở xa lại càng nhớ, càng nhớ càng trông ngóng. Đó là điều rất khó giải nhưng là điều khiến ai cũng phải công nhận nó.

Nếu thực sự yêu thương nhau dù có ở đâu thì lúc nào cũng hướng về nhau, chẳng có gì có thể ngăn cản được họ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý, bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó.

Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.

Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến những người nó cho là hiểu nó, đem đến niềm vui cho nó bằng những thứ trái pháp luật bởi nó đâu có được quan tâm hay dạy bảo điều đó có đúng hay không.

Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng, đừng để một ngày đánh mất nó rồi mới đi tìm lại lúc đó đã muộn lắm rồi. Việc làm đơn giản chỉ là hàng ngày quan tâm nhau bằng những việc nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn và gắn kết mọi người gần nhau hơn.

Tình cảm gia đình còn xuất hiện ở những người không chung huyết thống. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ quan tâm với nhau như những người thân trong gia đình. Những em bé sinh ra mồ côi cha mẹ từ nhỏ cùng nhau sống trong cô nhi viện, các em đã coi chính những người chăm sóc giống như người mẹ, những người bạn sống cùng nhau như người anh, người chị. Đối với họ đó chính là tình cảm gia đình đáng được trân trọng.

Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần phải ý thức và bảo vệ và xây dựng tình cảm đẹp đẽ ấy. Đồng thời phê phán và lên án những con người coi thường và không biết trân trọng tình cảm gia đình, những người như thế một ngày nào đó sẽ nhận được hậu quả thích đáng cho hành động của họ.

Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

0 lượt xem
2 đáp án
12 phút trước
0 lượt xem
2 đáp án
16 phút trước