Là học sinh, em cần làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc

2 câu trả lời

Em phải học tập thật giỏi và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh để có thể góp phần xây dựng văn hóa và yêu dân tộc chúng ta

Chúc bạn học tốt!

- tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội và người dân về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước; tuyên tuyền gương người tốt, việc tốt, xây dựng gia đình văn hóa, môi trường văn hóa xã hội lành mạnh; coi trọng giáo dục truyền thống, tự hào, tự tôn dân tộc; phát triển văn hóa cũng là để xây dựng con người có nhân cách và xây dựng con người cũng là để phát triển văn hóa bền vững, tiếp tục cụ thể hóa đặc trưng văn hóa, đặc tính con người Việt Nam trong điều kiện mới, hoàn thiện hệ giá trị chuẩn mực văn hóa, con người; phát huy tốt vai trò của văn hóa với tư cách là hệ điều tiết phát triển xã hội.

- tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, coi trọng xây dựng luật pháp, hoàn thiện thể chế phát triển văn hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số; một số quy định pháp luật về những vấn đề liên quan đến quyền tác giả và các quyền liên quan phù hợp với luật pháp quốc tế; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn chỉnh hệ tiêu chí về văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới, cụ thể hóa nội dung văn hóa trong chính trị và kinh tế, coi trọng việc đánh giá các tác động của các chính sách kinh tế đối với văn hóa và ngược lại xây dựng tiêu chí văn hóa cho cấp ủy đảng các cấp. Tăng cường đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa.

-, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, nâng cao khả năng dự báo, định hướng phát triển văn hóa, con người. Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân và giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Huy động các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa; coi trọng bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số. Có các chính sách mới, phù hợp nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, hưởng thụ văn hóa ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phát triển các thiết chế văn hóa, đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng, phù hợp với vùng miền, tập quán dân tộc. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, minh bạch, công khai và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển văn hóa, đầu tư cho văn hóa phải tương đương với tăng trưởng kinh tế. Phát triển công nghiệp văn hóa.

- quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm văn hóa phù hợp với yêu cầu mới, đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhất là cán bộ đầu đàn, chuyên gia đầu ngành, doanh nhân trong lĩnh vực văn hóa, nghệ nhân. Có chính sách phù hợp thu hút cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực văn hóa ở cơ sở. Quy hoạch lại hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó vừa đảm bảo nhu cầu đào tạo các lĩnh vực văn hóa quần chúng, vừa chú trọng đào tạo chuyên sâu. Xây dựng một số trường đại học nghiên cứu về văn hóa mang tầm khu vực. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tôn vinh, đãi ngộ, trọng dụng những người tài, đặc biệt là những lĩnh vực văn hóa đặc thù.

-tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu trong thực hiện các quy định về văn hóa, đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh và đưa vào chiều sâu việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi trọng hiệu quả, chất lượng; thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Cụ thể hóa nội dung xây dựng văn hóa trong kinh tế, văn hóa trong chính trị, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược về các nội dung liên quan đến đạo đức, văn hóa.

Gắn kết ngay từ đầu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa. Triển khai thực hiện có lộ trình đặt ngang hàng văn hóa với chính trị, kinh tế, xã hội về nhiệm vụ, đầu tư kinh phí, trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức xã hội và người dân; phát huy vai trò các phương tiện truyền thống đại chúng trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm