Kinh tế thời tần hán

2 câu trả lời

* Thời Tần:

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành.

- Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam...

Thời Hán: 

- Các vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

=> Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.




Đây ạ :

Nền kinh tế thời Hán được hình thành bởi sự tăng trưởng dân sốđô thị hóa, nền công nghiệp và thương mại tăng trưởng chưa có tiền lệ, và các thử nghiệm của triều đình trong việc quốc hữu hóa. Trong thời kỳ này, mức độ đúc và lưu thông tiền tệ tăng trưởng đáng kể, tạo thành nền tảng của một hệ thống kinh tế ổn định. Con đường tơ lụa giúp đế quốc thiết lập mạng lưới trao đổi thương mại và cống nạp với các nước ngoại bang khắp đại lục Á Âu. Thủ đô của cả Tây Hán (Trường An) và Đông Hán (Lạc Dương) thuộc hàng những đô thị lớn nhất thế giới thời bấy giờ, cả về dân số lẫn diện tích. Tại đây, các xưởng thủ công của nhà nước sản xuất đồ nội thất cho cung điện của hoàng đế và hàng hóa cho dân thường. Nhà nước giám sát việc xây dựng cầu và đường, tạo điều kiện cho kinh doanh chính thức và khuyến khích tăng trưởng thương mại

Câu hỏi trong lớp Xem thêm