Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 19333

2 câu trả lời

Tác động

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mĩ (tháng 10-1930) rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước tư bản.

- Pháp là nước tư bản nên chịu chung tác động của cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng diễn ra ở Pháp rồi lan nhanh ra các thuộc địa và phụ thuộc của Pháp, trong đó có Việt Nam.

- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề:

     + Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm (do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp).

     + Khủng hoảng kinh tế đã tác động tới tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ (nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh...).

     + Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) đối với nước Mĩ rất nghiêm trọng:

* Kinh tế :

- Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương nghiệp:

     + sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929

     + 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)

     + 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản

* Chính trị- xã hội:

     + Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn

     + Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ?

*Nguyên nhân:

-Do các nước tư bản sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá xa cầu.

-10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.

*Hậu quả:

-Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

+Kinh tế: bị tàn phá nặng nề.

+Chính trị - xã hội: bất ổn định.

-Anh, Pháp, Mĩ tìm lối thoát bằng cách tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

-Đức, I - ta - li - a, Nhật Bản tìm lối thoát bằng việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - đây là nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.