Khi về nước ,nghững học viên dự các lớp đào tạo cân bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu (1925-1927) đã tuyên truyền lý luận cách mạng nào trong nhân dân ? Những lí luận đó được trình bày trong những tài liệu nào bà co ý nghĩa gì đối với sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam Giúp mình vs ạ ,mình đang cần gấp

1 câu trả lời

Sau 13 năm ra đi tìm đường cứu nước, tháng 11/1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến Quảng Châu – Trung Quốc. Tại đây, Người đã hoạt động không mệt mỏi để chuẩn bị mọi mặt về công tác lý luận, tuyên truyền, công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, tạo cơ sở cho việc thành lập một đảng Mác xít tại Việt Nam. Cũng tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xây dựng nền móng vững chắc cho mối tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Đến Quảng Châu, trước hết Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với những thanh niên yêu nước hăng hái nhất trong nhóm Tâm Tâm Xã như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong... Thông qua họ, Người xúc tiến kế hoạch xây dựng một tổ chức cách mạng. Người mở lớp học để đào tạo cán bộ về công tác tổ chức và tuyên truyền. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đường Kách mệnh" - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Sau lớp huấn luyện đầu tiên gồm 14 đồng chí do cụ Phan Bội Châu giới thiệu, những thanh niên tích cực được Người lựa chọn và thử thách lập ra nhóm Cộng sản đoàn (tháng 2/1925), trong đó những thanh niên ưu tú của đất Hồng Lam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh… là những hạt giống đầu tiên.

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc chính thức thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, lấy tổ chức “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt cho Hội, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Để thực hiện mục đích này, Nguyễn Ái Quốc đã giành hầu hết thì giờ cho lớp huấn luyện đặt tại ngôi nhà số 13 – đường Văn Minh, Quảng Châu. Đồng chí Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn là những phụ giảng của Người tại các lớp học này. Tham gia lớp huấn luyện, các học viên không những được trang bị về lý luận mà còn được trang bị về kỹ năng thực hành các công việc cách mạng như kỹ năng làm báo, diễn thuyết… Đồng thời, Người sáng lập ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam.Với số ra đầu tiên ngày 21/6/1925, đến tháng 4/1927 tức là thời kỳ có sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, báo Thanh niên đã ra được 88 số. Suốt cả thời kỳ tồn tại của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Báo ra được 200 số. Báo Thanh niên đã được bí mật chuyển về nước, phổ biến khắp cả 3 kỳ, góp phần to lớn trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong các tầng lớp nhân dân, chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân.

Tiếp đến, Người tung thanh niên về trong nước thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: xây dựng một hệ thống tổ chức cách mạng từ chi bộ lên Kỳ bộ trên toàn quốc và lựa chọn những thanh niên trí thức yêu nước sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị. Đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Vương Thúc Oánh (quê ở Nam Đàn) được Nguyễn Ái Quốc cử về nước để hoạt động. Đồng chí Hồ Tùng Mậu được cử về Bắc Kỳ. Tại Hải Phòng, đồng chí mở hiệu sách “Huệ quân thư điếm” và bắt liên lạc với gia đình đồng chí Nguyễn Công Viễn đưa thanh niên sang Trung Quốc để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo.

Theo bản báo cáo ngày 3/6/1926 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Công sản, lớp thứ nhất tại trường huấn luyện chính trị cho 10 học viên đã được tổ chức. Trong số những học viên đó, có hai học viên ở trong nước là Lê Duy Điếm ở Nghi Xuân (hội viên Hội Hưng Nam) và Lê Hữu Lập (ở Thanh Hóa). Sau khi học xong và được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đồng chí Lê Duy Điếm được Nguyễn Ái Quốc cử về Vinh tuyên truyền và tổ chức những đoàn xuất dương sang Quảng Châu dự huấn luyện. Trở về nước, nhờ sử dụng thành công mối quan hệ bạn bè, họ hàng, Lê Duy Điếm cùng với Lê Hữu Lập đã tuyên truyền và tổ chức được 3 đoàn gồm 30 người theo đường Hải Phòng - Móng Cái, Đông Hưng sang Quảng Châu nhưng chỉ đi được 10 người. Trong số đó có đồng chí Trần Phú, Phan Trọng Bình, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Ba, Nguyễn Văn Lợi là người Nghệ Tĩnh. Sau khi được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huấn luyện, các đồng chí đều được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Theo sự phân công của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Trần Phú, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Ba về miền Trung hoạt động (Trần Phú về Vinh, Nguyễn Ngọc Ba về Thanh Hóa); Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi về miền Nam hoạt động. Sự phân công như vậy không phải là ngẫu nhiên. Nguyễn Ái Quốc đã tính tới những khả năng tốt nhất cho việc đặt chỗ đứng chân đầu tiên của tổ chức cách mạng trong nước. Đó chính là khả năng sử dụng mối quan hệ bạn bè, họ hàng. “Lúc bấy giờ ở Nghệ Tĩnh, nhiều thanh niên yêu nước rất thiết tha tìm đường xuất dương. Họ thường nhờ mấy anh con và rể cụ Phan Bội Châu đưa đường nhưng lại bị bọn trung gian đánh lừa. Có mấy anh mất hàng trăm đồng bạc mà vẫn không đi được. Hồi đó, một đồng bạc mua được nửa tạ gạo chứ có ít đâu” (Theo lời kể của cụ Phan Trọng Quảng – Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước – Thanh Đạm chủ biên). Rõ ràng, tinh thần yêu nước, khao khát muốn tìm đường cứu nước không bao giờ tắt trong lòng mỗi người con Nghệ Tĩnh.

Những người được phái về nước đã kết hợp một cách khéo léo hai nhiệm vụ quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc giao phó là tuyên truyền, xây dựng tổ chức cách mạng trong nước và tổ chức những đoàn thanh niên xuất dương sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị. Với sự hoạt động của các chiến sỹ tiên phong này, nhịp độ và quy mô thanh niên Nghệ Tĩnh bí mật sang Quảng Châu  ngày một tăng. Riêng ở Bắc và Trung Kỳ trong năm 1926 và đầu năm 1927 đã có khoảng 180 người sang được Quảng Châu. Trong khí đó, tính đến tháng 4/1927 cả nước đã có khoảng 250 - 300 người xuất dương sang dự lớp huấn luyện.

Đồng thời với việc tuyên truyền, tổ chức thanh niên trong nước bí mật sang Quảng Châu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc còn triển khai kế hoạch này trong Việt kiều ở Xiêm. Tháng 6/1926, đồng chí Hồ Tùng Mậu được cử sang Xiêm với mục đích đó. Anh đã cùng với Đặng Thúc Hứa lựa chọn thanh thiếu niên có năng lực sang  Quảng Châu học tập. Đặng Thái Thuyến, Lý Tự Trọng và nhiều thiếu niên đã đến Quảng Châu theo con đường Bản Đông – Phì Chịt – Băng Cốc - Quảng Châu. Tám em thiếu niên đã được Nguyễn Ái Quốc đào tạo và đổi tên theo họ Lý của Người (lúc bấy giờ là Lý Thụy), trong đó đa số là người Nghệ Tĩnh như:

- Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.

- Lý Nam Thanh tên thật là Nguyễn Sinh Châu quê ở Nam Đàn.

- Lý Thúc Chất tên thật là Vương Thúc Hoạt quê ở Nam Đàn.

- Lý Anh Tự (Tợ) tên thật là Hoàng Tú quê ở Nam Đàn.

- Lý Phương Thuận tên thật là Nguyễn Thị Tích quê ở Hưng Nguyên.

- Lý Phương Đức tên thật là Ngô Hậu Đức quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Như vậy, từ năm 1925 -1927, nhiều thanh niên yêu nước từ khắp 3 miền Tổ quốc và cả Việt Kiều ở Xiêm đã đến Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị. Cho đến tháng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở được 10 lớp với khoảng 250-300 học viên. Trong đó, thanh niên Nghệ Tĩnh vẫn chiếm số đông và có những đóng góp đáng kể. Đó là vốn quý mà Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam. Đa số các học viên đã được cử về nước và Xiêm hoạt động, trở thành những người tuyên truyền và lập ra các tổ chức cách mạng trong nước và trong Việt kiều ở Xiêm. Họ đã tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng Xiêm từ việc tổ chức, vận động tuyên truyền quần chúng và tham gia cách mạng Xiêm…

Với sự nỗ lực của những người tiên phong, đến những tháng đầu năm 1927, một hệ thống tổ chức cách mạng Thanh Niên được phủ khắp đất nước. Không một tổ chức chính trị cùng thời nào (như Hưng Nam, Tân Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng…) có được mạng lưới rộng như vậy. Được thế, trước hết nhờ tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Cùng với việc tích cực, chủ động mở lớp đào tạo những người tổ chức, tuyên truyền đường lối cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn và cử học sinh đi học trường Đại học cộng sản của những người lao động phương Đông và trường Quân chính Hoàng Phố. Đây là một phương thức đào tạo được Người triệt để khai thác nhằm đào tạo cho Đảng Mác xit tương lai một đội ngũ cán bộ đa dạng, đáp ứng nhiều mặt cho phong trào trong một thời gian ngắn nhất. Những thanh niên Nghệ Tĩnh đầu tiên đi theo con đường này là Lê Hồng Phong, Trần Phú…

Đồng chí Lê Hồng Phong với bí danh là Lit vi nôp, đầu tiên học tại trường Lêningrat, năm 1928 chuyển sang trường Đại học Phương Đông. Đồng chí Trần Phú, sau khi học xong lớp huấn luyện khóa 2 ở Quảng Châu, trở về Vinh hoạt động nhưng bị truy lung ráo riết,  đồng chí phải quay lại Quảng Châu. Tại đây, Trần Phú đã được đồng chí Bô Rô Din bố trí cho đi Liên Xô học tập với tên mới là Lí Quí. Với sự khai phá con đường này của Nguyễn Ái Quốc, nhiều thanh niên Nghệ Tĩnh tiếp tục được cử sang học ở Đại học Phương Đông như đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai … Số học sinh Nghệ Tĩnh tốt nghiệp ngôi trường này đã trở thành những nhà lãnh đạo nổi tiếng của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này như: đồng chí Lê Hồng Phong (ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản năm 1935, Tổng Bí thư của Đảng năm 1935), Trần Phú (Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta năm 1930), Hà Huy Tập (Tổng Bí thư của Đảng năm 1936 - 1938), Nguyễn Thị Minh Khai (Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1937)…

Để lật nhào bộ máy thống trị thực dân-phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân sớm muộn phải cần tới bạo lực vũ trang, vì thế ở một hướng khác, Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã chuẩn bị cho cách mạng một đội ngũ cán bộ quân sự. Người đã gửi nhiều thanh niên Việt Nam theo học Trường Quân sự Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn dưới sự huấn luyện của các chuyên gia quân sự Xô Viết, trong số đó có một số thanh niên Nghệ như: Lê Thiết Hùng, Trương Vân Lĩnh, Phùng Chí Kiên… Lần đầu tiên dưới mái trường Hoàng Phố, những thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh đã tiếp thu những kiến thức cơ bản về nghệ thuật quân sự theo quan điểm Mácxit về chính trị hiện đại, nắm vững những nguyên tắc cơ bản về tổ chức quân đội theo mẫu hình Hồng quân Liên Xô và những kinh nghiệm tác chiến trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Các học viên Việt Nam nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng đã học tập nghiêm túc và đạt được những kết quả tốt. Những học viên Nghệ Tĩnh sau khi tốt nghiệp mái trường này đã trở thành những cán bộ quân sự cốt cán của Đảng như Trương Vân Lĩnh, Lê Thiết Hùng, Phùng Chí Kiên, Lê Hồng Sơn… Họ đã hăng say hoạt động trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, gia nhập quân cách mạng và tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. Đồng chí Phùng Chí Kiên với cương vị là Đại đội trưởng quân cách mạng đã cùng cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu đựng gian khổ, kiên trì bảo vệ cách mạng.

Tài liệu của Viện Bảo tàng lịch sử Quảng Châu ghi: “Ngày 11/12/1927, đã có mặt mấy chục người Việt Nam tham gia như Hồ Tùng Mậu, Lê Quốc Vọng, Phùng Chí Kiên, Vũ Hồng Thủy, Hồ Tùng Mậu, Vũ Hồng Anh đã lãnh đạo công nhân đào chiến hào, dựng chiến lũy trên đường phố…”

Những người con quê hương Nghệ Tĩnh hoạt động trong phong trào cách mạng Trung Quốc là chiếc cầu nối liền cách mạng Việt Nam với Cách mạng Trung Quốc, hòa nhập phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào Cộng sản Quốc thế giới.

Như vậy thông qua những hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu - Trung Quốc (1924-1927), lớp thanh niên Nghệ Tĩnh xuất dương trong thời kỳ này đã được giáo dục, dìu dắt, thử thách và trở thành những người tuyên truyền, những người tổ chức cho cách mạng Việt Nam. Họ là những người đầu tiên gieo hạt giống cách mạng trên quê hương Nghệ Tĩnh và cả nước bằng việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào quần chúng đang sục sôi cách mạng. Lực lượng trẻ tuổi ấy là những cán bộ chủ chốt, là bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong bộ khung quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm