Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bời thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm trương to như mảnh hồn lảng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

1 câu trả lời

Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm "Quê hương" của tác giả Tế Hanh đã đem đến cho người đọc một khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của người dân làng chài khi chuẩn bị ra khơi đánh cá. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" đã gợi ra cho người đọc một không gian rộng lớn trong buổi bình minh. Đó là lúc người dân vùng biển ra khơi. Hơn thế nữa, những con người ấy không phải là những con người nhỏ bé như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà là những con người mang tầm vóc của vũ trụ, là những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng "Dân trai tráng bời thuyền đi đánh cá". Bên cạnh đó, với việc sử dụng thủ pháp so sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" khiến cho câu thơ trở nên thật gợi hình, gợi tả và gợi cảm. Hơn thế nữa, Tế Hanh còn sử dụng động từ mạnh "phăng" để diễn tả cái tư thế của người dân khi ra khơi. Họ mạnh mẽ vượt tràng giang, họ đạp đầu sóng dữ, con đường đến với biển khơi của họ mang một tư thế chủ động. Câu thơ ấy thật là đẹp biết bao! Đến với câu thơ tiếp theo, thi nhân đã sử dụng biện pháp so sánh "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng" vừa khiến câu thơ trở nên sinh động là vừa giúp người đọc hình dung được trên hành trình ra khơi, họ luôn mang cả làng, mang cả vùng đất bé nhỏ của mình để nhớ, để làm động lực cố gắng. Ở câu thơ cuối cùng, lại một lần nữa, tác giả lại sử dụng một động từ mạnh "rướn". Tại sao lại như vậy? Chắc có lẽ để tác giả ngầm khẳng định người dân nơi đây ra khơi với một sức mạnh lớn lao, kĩ vĩ, với một mong ước làm giàu cho cuộc sống, cho thôn quê. Thật cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã đem đến cho người đọc những áng thơ tuyệt hay đến như thế này!

=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

Câu nghi vấn: Tại sao lại như vậy?