Khi nghị luận về thần tượng của tôi chúng ta nên cần có những vấn đề gì trong bài nghị luận

2 câu trả lời

Nguyên nhân của thực trạng trên có lẽ bắt nguồn từ việc thời buổi công nghệ thông tin phát triển quá nhanh, sự du nhập văn hóa, quan niệm sống cởi mở và sự thiếu thốn một hình mẫu lý tưởng riêng trong mỗi con người. Do vậy, giải pháp đưa ra cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân trên mà trước tiên nó thuộc về nhà nước. Nhà nước cần có những biện pháp để hạn chế sự du nhập mạnh mẽ của các nền văn hóa, kiểm soát công nghệ thông tin và tuyên truyền lối sống, tư tưởng sống đúng đắn. Mỗi chúng ta cần phải có sự tỉnh táo, chừng mực trong việc xây dựng con người hình mẫu lý tưởng có chuẩn mực, giàu lý tưởng riêng cho bản thân.

Học sinh chúng ta phải học cách yêu ghét rõ ràng, biết yêu cái đẹp, sống có lý tưởng, học tập theo những tấm gương tốt. Có thể trong cuộc sống không có một hình tượng cụ thể nhưng chúng ta phải có mục tiêu mục đích sống đúng đắn, có ước mơ hoài bão tốt đẹp.

Đối với mọi người và mọi thời, câu nói “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” luôn đặt ra vấn đề vô cùng cấp bách và thực tiễn.

Việt Nam hội nhập, cánh cửa giao thông giao thương quốc tế rộng mở, những luồng văn hóa ngoại quốc du nhập mạnh mẽ, mà ảnh hưởng đậm nhất phải kể tới văn hóa “idol” (thần tượng). Hiện tượng này đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức, tư duy và lối sống bởi nó ảnh hưởng tích cực và tiêu cực theo nhiều cách khác nhau. Bàn về vấn đề này, có người ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”.

Câu nói trên có một số thuật ngữ chúng ta cần hiểu rõ. “Thần tượng” là những hình mẫu con người cụ thể, được ngưỡng mộ, được coi là tấm gương học tập, là hình mẫu đáng mơ ước. “Ngưỡng mộ” là sự yêu mến hâm mộ một cách có chừng mực cái hay, cái đẹp. Đây là tâm lý bình thường của con người, chúng ta nên có. “Mê muội thần tượng” là sự cuồng tính theo đuổi, đề cao thần tượng một cách mù quáng, quá mức, thậm chí lệch lạc, không bình thường. “Nét đẹp văn hóa” là khía cạnh đáng được tôn trọng và đề cao trong đời sống con người. “Thảm họa” là một hiện tượng lệch lạc, ngược lại với truyền thống tốt đẹp, thường để lại hậu quả với bản thân và xã hội. Tóm lại, câu nói trên là hai mặt của một vấn đề. Câu nói nhắc nhở con người, nhất là giới trẻ không nên mù quáng chạy theo xu hướng đam mê thái quá một mẫu người nào đó; đồng thời nhấn mạnh hãy học hỏi một cách có chọn lọc và chừng mực bởi điều đó rất hữu ích. Như vậy, câu nói đề cập đến một xu hướng, một lẽ sống mới của giới trẻ trong xã hội hiện đại mang tính thời sự, thuộc phạm trù tiếp nhận văn hóa.

Nghị luận xã hội về ngưỡng mộ thần tượng một nét đẹp văn hóa

Khi nhìn vào thực tế bạn sẽ thấy được thực trạng diễn biến hết sức phức tạp của vấn đề được nói tới. Nó biểu hiện trong cách ứng xử tiếp nhận văn hóa của giới trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau cả phương Đông và phương Tây, từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đến Mỹ, Anh, Pháp… và giới trẻ thường bị chi phối bởi một nền văn hóa thậm chí là nhiều nền văn hóa khác nhau. Dễ dàng bắt gặp một bạn nữ nhuộm tóc giống Lady Gaga, một bạn nam với bộ đồ thượng đậm chất hip hop, một cô bé 10 tuổi bất tới ba lỗ tai… Những bạn trẻ nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ nửa Tây nửa Ta và giọng điệu y hệt diễn viên nào đó trên màn ảnh. Những bạn sinh viên ra thành phố học thấy xấu hổ khi nói về nghề nghiệp của cha mẹ nhưng tự hào nhắc đến tên “idol” của mình một cách cực kì tự hào. Họ biến mình ăn, mặc, sống và ứng xử theo đúng một hình mẫu nổi tiếng họ ngưỡng mộ. Sự bắt chước và cố gắng học theo một cách khuôn mẫu khiến họ đánh mất đi bản sắc riêng và bản sắc người Việt. Thần tượng hóa là một vấn đề nổi bật, thường trực mỗi ngày đến mức ta tưởng nó chỉ là chuyện bình thường như “cơm bữa”.

Nguyên nhân của thực trạng trên có lẽ bắt nguồn từ việc thời buổi công nghệ thông tin phát triển quá nhanh, sự du nhập văn hóa, quan niệm sống cởi mở và sự thiếu thốn một hình mẫu lý tưởng riêng trong mỗi con người. Do vậy, giải pháp đưa ra cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân trên mà trước tiên nó thuộc về nhà nước. Nhà nước cần có những biện pháp để hạn chế sự du nhập mạnh mẽ của các nền văn hóa, kiểm soát công nghệ thông tin và tuyên truyền lối sống, tư tưởng sống đúng đắn. Mỗi chúng ta cần phải có sự tỉnh táo, chừng mực trong việc xây dựng con người hình mẫu lý tưởng có chuẩn mực, giàu lý tưởng riêng cho bản thân.

Học sinh chúng ta phải học cách yêu ghét rõ ràng, biết yêu cái đẹp, sống có lý tưởng, học tập theo những tấm gương tốt. Có thể trong cuộc sống không có một hình tượng cụ thể nhưng chúng ta phải có mục tiêu mục đích sống đúng đắn, có ước mơ hoài bão tốt đẹp.

Đối với mọi người và mọi thời, câu nói “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” luôn đặt ra vấn đề vô cùng cấp bách và thực tiễn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
8 giờ trước