KHI LM NHỚ GIẢI THÍCH AI KO GIẢI THIK LÀ MK BÁO MOD Câu 4. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp Địa chủ Việt Nam đã phân hóa như thế nào? A. Đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ. B. Đại địa chủ và trung địa chủ. C. Đại địa chủ và tiểu địa chủ D. Địa chủ vừa và nhỏ. ________________________________________ Câu 5. Giai cấp tiểu tư sản gồm những thành phần nào? A. Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên. B. Viên chức trong công sở của Pháp, quan lại của triều đình phong kiến. C. Tiểu thương, tiểu chủ, tiểu nông. D. Học sinh sinh viên, viên chức, trí thức. ___________________ Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào ? A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp B. Có thái độ không kiên quyết đễ thỏa hiệp khi Pháp mạnh C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để D. Có thái độ phản đối đấu tranh cách mạng _______________________ Câu 3. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( -1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam vì A. đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. B. đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu. C. sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công. D. đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác __________________ Câu 10. Thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, vì sao Pháp đầu tư nhiều vào khai thác mỏ than trong lĩnh vực công nghiệp? A. Vì than là nguồn năng lượng cần cho chính quốc và thế giới. B. Vì khai thác than dễ. C. Vì Việt Nam có trữ lượng than lớn. D. Vì khai thác than thu được nhiều lợi nhuận. _______________________ Câu 12. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A. Vì phải đầu tư nhiều tiền. B. Vì phải đầu tư nhiều kĩ thuật. C. Vì Pháp chỉ muốn biến Việt Nam thành căn cứ quân sự cho Pháp. D. Vì muốn kinh tế Việt Nam không phát triển và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. _______________________________ Câu 1. Điểm khác biệt trong quá trình đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với lớp người đi trước là Người A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nuớc. C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước. _______________________ Câu 4. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai 1919 – 1926 cuối cùng bị thất bại? A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. B. Thực dân Pháp còn đang mạnh nên đủ sức đàn áp phong trào. C. Do những yếu kém của tư sản dân tộc, sự bấp bênh của tiểu tư sản. D. Do chủ nghĩa Mác – Lê Nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

1 câu trả lời

Câu 4: A. Đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ

Giải thích: Những địa chủ lớn có nhiều đất đai thì trở thành đại địa chủ. Những người có vài mảnh đất, vài mẫu đất để cho người khác thuê (hoặc tự canh tác) thì gọi là trung, tiểu địa chủ. 

Câu 5: A. Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên 

Giải thích: Tiểu tư sản là những người có một chút của cải (tiểu thương, tiểu chủ) hoặc có tri thức, sách vở (viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên)

Câu 2: B. Có thái độ không kiên quyết đễ thỏa hiệp khi Pháp mạnh (câu này hnhu hơi sai - phải là dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi)

Giải thích: Tư sản dân tộc là những người Việt có nhiều của cải tuy nhiên họ bị tư bản Pháp chèn ép (ví dụ: không được buôn bán lúa gạo tại Nam Kì,...) nên họ đã đứng lên đấu tranh. Nhưng khi Pháp đáp ứng các yêu cầu của họ thì họ sẽ đồng ý thỏa hiệp, ngừng đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cá nhân.

Câu 3: D. đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác

Giải thích: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử công nhân tự đứng lên đấu tranh vì mục đích chính trị: ngăn cản tàu chiến của Pháp trở lính sang đàn áp PT CM TQ, kể từ đây PT công nhân VN đã chuyển sang tự giác đứng lên ĐT khi có bất công, có mục đích rõ ràng. Sự kiện này cùng thể hiện tình thần CM quốc tế của VN. 

Câu 10: A. Vì than là nguồn năng lượng cần cho chính quốc và thế giới.

Cái này chắc không cần giải thích nhỉ =))

Câu 12: D. Vì muốn kinh tế Việt Nam không phát triển và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Giải thích:  ngành CN nặng vốn được coi là xương sống của nền kinh tế (Hãy thử tưởng tượng một người không có xương sống xem). Không có CN nặng, VN mãi chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, dân trí từ đó ngày càng phải phụ thuộc vào Pháp.

Câu 1: A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Giải thích: Ở phong trào Cần Vương, Tôn Thất Thuyết đi sang TQ cầu viện (phương Bắc), còn phong trào Đông Du (đi về miền Đông) của Phan Bội Châu là đi sang Nhật để học hỏi, nhờ Nhật đánh Pháp.

Câu 4: A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Giải thích: Cái này dùng phương pháp loại trừ cho dễ hiểu nè:

B. sai vì Pháp mạnh là khách quan

C. sai vì trong các phong trào đó có nhiều người có tư tưởng rất tiến bộ như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,... 

D. sai vì CN Mác Lê-nin là của con đường CM vô sản mà các phong trào này đi theo con đường dân chủ tư sản

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
5 giờ trước