khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng , người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu . Điều đó chứng tỏ: A. THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG NHIỀU HƠN THẺ TÍCH CỦA BÌNH. B. THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG ÍT HƠN THỂ TÍCH CỦA BÌNH C. THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG, CỦA BÌNH KO TĂNG. D. THỂ TÍCH CỦA BÌNH TĂNG TRƯỚC , THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG SAU VÀ TĂNG NHIỀU HƠN.

2 câu trả lời

#PLPT

Đáp án:

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng , người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu . Điều đó chứng tỏ:

A. THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG NHIỀU HƠN THẺ TÍCH CỦA BÌNH.

B. THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG ÍT HƠN THỂ TÍCH CỦA BÌNH

C. THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG, CỦA BÌNH KO TĂNG.

D. THỂ TÍCH CỦA BÌNH TĂNG TRƯỚC , THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG SAU VÀ TĂNG NHIỀU HƠN.

 Giải thích các bước giải:

Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất rắn tăng thể tích vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất lỏng tăng ít hơn chất khí. Vật nào nóng lên trước thì dãn nở trước.Bình tiếp xúc với nước nóng trước nên nó nóng lên trước và dãn nở tăng thể tích trước, sau đó nước trong bình mới nóng lên, tăng thể tích sau. Nên ban đầu nước trong ống tụt xuống. Khi cả hai đều tăng nhiệt độ như nhau thì bình làm bằng thủy tinh (chất rắn) nên dãn nở ít hơn nước trong bình nên mực nước trong ống dâng lên.

⇒Đáp án D đúng

 

Đáp án:

D. THỂ TÍCH CỦA BÌNH TĂNG TRƯỚC , THỂ TÍCH CỦA NƯỚC TĂNG SAU VÀ TĂNG NHIỀU HƠN. 

Giải thích các bước giải:

Khi đặt bình cầu vào nước nóng, vỏ bình sẽ tiếp xúc với nước nóng trước và nhiệt độ của nó tăng lên. Theo sự giãn nở vì nhiệt thì vỏ bình sẽ nở ra, thể tích của bình tăng lên còn lượng nước thì vẫn như cũ ( vãn chưa nở ra )

⇒ Lượng nước tụt xuống một ít

Sau đó nước trong bình cũng nóng lên mà chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên khi nước nở ra thì thể tích của nó lớn hơn thể tích nở ra của bình

⇒ Mực nước dâng lên nhiều hơn ban đầu. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm