Khi đắp đê làm thủy điện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lớp vỏ địa lí
1 câu trả lời
Việt Nam có một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, xu hướng công nghiệp hóa cần đến việc gia tăng các nguồn năng lượng như là năng lượng điện. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam đã xây dựng nhiều đập thủy điện trên các dòng sông. Những đập này đã có tác động đáng kể đến môi trường cũng như cuộc sống của những người dân địa phương, những người có sinh kế phụ thuộc vào sông.
Nhiều người dân và cộng đồng đã di dời do việc xây dựng các đập. Họ là những người nghèo nhưng có cuộc sống lâu đời dọc theo sông, trồng trọt và đánh bắt cá trên sông. Các cộng đồng này phải di chuyển đến các khu vực không có đủ đất để canh tác, cung cấp nguồn thực phẩm cho cả gia đình, các khu vực này cũng thiếu việc làm và thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước.
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định của Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến một nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng này, Chính phủ Việt Nam đang phát triển công nghiệp thủy điện, dự kiến có thể cung cấp hai phần ba năng lượng của đất nước. Ở miền Trung Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô và công suất khác nhau đã được quy hoạch và xây dựng, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh ở Tây Nguyên. Nhìn chung, thủy điện hiện đang đóng góp khoảng 35 – 40 % sản lượng năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, số lượng gia tăng nhanh chóng của các nhà máy thủy điện ở miền Trung Việt Nam đã làm gia tăng các vấn đề môi trường – xã hội và chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả bất lợi cho sự phát triển bền vững của toàn bộ khu vực.
Thủy điện đòi hỏi một lượng nước lớn từ các con sông và phá hủy hệ sinh thái sông. Việc vận hành nhà máy thủy điện và nạn phá hủy rừng đang tạo ra xung đột về sử dụng nước; hủy hoại sinh kế và là nguyên nhân gây ra sự di cư của nhiều cộng đồng, những người có cuộc sống truyền thống lâu đời cạnh các con sông. Những người dân vùng hạ lưu cũng đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước và tác động xuyên biên giới bao gồm lũ lụt, thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.
Chính phủ Việt Nam đã có nghị định về môi trường tự nhiên cần phải được bảo vệ từ những tác động tiêu cực của việc phát triển công nghiệp không kiểm soát. Theo nghị định 29/2011/ND-CP (Cung cấp đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường) đưa ra các đánh giá môi trường có thể thực hiện trước khi phê duyệt xây dựng một dự án được tiến hành. Thông tư 26/2011_TT_BTNMT cung cấp các thông tin chi tiết để hướng dẫn chính quyền địa phương và các nhà đầu tư thông qua đánh giá các tác động môi trường. Tuy nhiên, có những lỗ hổng đáng kể và không nhất quán giữa thực tế thực hiện và quá trình ra quyết định của chính phủ trong thời gian qua.
Việc gia tăng xây dựng đập chính là nguyên nhân tái định cư bắt buộc của hàng ngàn người dân tộc thiểu số, người nghèo cũng như ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người sống ở vùng hạ lưu, gây ra lũ lụt thường xuyên và bất ngờ. Ví dụ khi nhà máy vận hành hồ chứa nhưng không cảnh báo trước hoặc không đủ thời gian cho người dân vùng hạ lưu chuẩn bị phòng chống lũ trong mùa mưa, thiếu hụt nguồn nước và chất lượng nước bị ảnh hưởng trong mùa khô.
Cụ thể một số kết quả của vận hành các đập thủy điện trên hệ thống sông:
- Các công ty thủy điện xả nước vào các thời điểm phù hợp với các hoạt động của nhà máy chứ không quan tâm đến những ảnh hưởng sẽ có đối với vùng hạ lưu, ví dụ như vào mùa mưa, gây ra ngập lụt nghiêm trọng.
- Thay đổi dòng chảy của nước là nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông, nơi canh tác nông nghiệp của người dân.
- Chất lượng nước vùng hạ lưu bị giảm sút.
- Người nông dân không có đủ nước cho các hoạt động nông nghiệp.
- Đánh bắt cá bị giảm, sạt lở bờ sông và tác động đến nông nghiệp dọc sông, nguồn nước cho sinh hoạt và sức khỏe.
- Ở các cửa sông hiện tượng xâm nhập mặn tăng lên.
- Những thay đổi gây ra các tác động xấu đối với nguồn lợi thủy sản. Một số loài không thể sống sót và sinh kế của các ngư dân bị đe dọa.
- Những người di dời hầu như phải đối mặt với những khó khăn sau khi tái định cư.
- Các cộng đồng phải tái định cư trên vùng đất nghèo, không phù hợp với kỹ thuật canh tác truyền thống của họ. Họ phải học phương thức canh tác nông nghiệp khác nhau và sẽ mất nhiều thời gian. Hoặc là quay lại sử dụng các mô hình cũ, không hợp pháp như đốt rừng làm nương rẫy và phá rừng. Ngoài ra, họ quay lại các vùng đất cũ trước đây từng sinh sống ở gần đập để khai thác rừng và sản xuất nông nghiệp. Đây là nguyên nhân của những xung đột giữa những người dân tái định cư và các nhà đầu tư thủy điện, giữa chính quyền và người dân địa phương.
- Hầu hết những người dân tái định cư không có đủ đất để sản xuất và những khu vực tái định cư đất thường rất xấu hoặc thiếu nước.
- Nhiều người dân tái định cư bắt buộc phải tìm kiếm việc làm ở bên ngoài. Thường là những công việc thời vụ ở các đồn điền và đòi hỏi nhiều về thể lực, chỉ thích hợp với thanh niên có sức khỏe.
- Khi những người tái định cư không thể trồng trọt thì họ phải cố gắng tìm việc ở bên ngoài để mua thức ăn. Điều này có nghĩa là một số thành viên của gia đình phải đi xa, thường là các cô gái trẻ đến các thành phố (như các nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh) để làm việc và gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Điều này làm phá vỡ cấu trúc gia đình và cũng đặt các cô gái trẻ trước những rủi ro khi ở một mình ở thành phố.
- Tái định cư bắt buộc gây ra áp lực cho tất cả các thành viên cộng đồng và làm gia tăng các vấn đề xã hội như bạo lực gia đình và cấu trúc cộng đồng bị phá vỡ.