Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”.(Ph. Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết : a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào? b) Phân tích vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.
2 câu trả lời
a, Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thành thị Tây Âu thời trung đại.
- Từ thế kỉ XI sản xuất nông nghiệp ở Tây Âu phát triển dẫn đến sự tăng nhanh sản phẩm xã hội.
- Xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
- Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của người thợ thủ công
- Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa đến những nơi thuận tiện để sản xuất, mua bán (các bến sông, các đầu mối giao thông…). tại những nơi này dần dần hình thành “thành thị”.
b, Vai trò của thành thị
- Kinh tế :
Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy hàng hoá thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị, Do đó hai ngành có điều kiện cải tiến để phát triển. Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia dân tộc.
- Xã hội :
Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy nông nô sẽ noi theo gương thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay chuộc thân.
- Chính trị :
Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra đểquản lí thành thị.Tiếp đó, thị dân giúp đỡ nhà vua xoá bỏ chế độ phong kiếnphân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần được thamgia vào chính quyền phong kiến như làm quan toà, quan tài chính, tham gia hội nghị 3 đẳng cấp
- Văn hoá – Giáo dục:
Thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức; thành thị mở các trường đại học để đào tạo tầng lớp tri thức cho thị dân (Đại học Oxphowt, Xoocbon…). Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hoá, tinh thần như sáng tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc…làm sinh hoạt văn hoá ở thành thị sôi nổi hẳn lên.
⇒ Vì vậy, nói về vai trò của thành thị trung đại có nhận định cho rằng : “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”. Vì nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử trung đại thế giới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu là tiền đề cho sự phồn vinh của các thành phố hiện nay.
Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”.(Ph. Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết : a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào?
b) Phân tích vai trò của thành thị trung đại Tây Âu
Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”.(Ph. Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết : a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào? b) Phân tích vai trò của thành thị trung đại Tây Âu