Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không 1.Giải thích ngắn gọn nhan đề bài thơ 2.Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 3.Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng ? 4: Ghi lại nội dung của khổ thơ bằng một câu văn hoàn chỉnh ? 5.Trong bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Hãy chỉ ra ý nghĩa, giá trị liên tưởng mà âm thanh của tiếng tu hú gợi lên? 6.Trong chương trình ngữ văn THCS, cũng có một bài thơ nói về tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của nhà thơ khi ở trong tù. Bài thơ đó là gì? Của ai? 7.Chép thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? 8. Câu thơ đầu tiên sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy? 9.Sắc thái biểu cảm của từ “ngắm” (vọng) có gì khác với xem, nhìn (khán)? 10.Sự hoán đổi vị trí giữa người (nhân, thi gia) và trăng (nguyệt) ở hai câu thơ kết bài có ý nghĩa gì?

2 câu trả lời

1.Giải thích ngắn gọn nhan đề bài thơ

+ Nhan đề chỉ là 1 vế của 1 câu hoàn chỉnh

+ Tên bài thơ gọi mạch cảm xúc của toàn bài

- Tiếng tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì tiếng tu hú mang ý nghĩa liên tưởng: tín hiệu của sự sống,của tự do

2.Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

* Tên tác giả bài thơ " Khi con tu hú "

- Tố hữu (1920-2002)

* Hoàn cảnh sáng tác:

   Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1939 khi tác giả đang bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)

  -Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát

3.Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng ?

→Biện pháp tu từ được sử dụngh trong đoạn văn trên là: liệt kê

-Khi con tu hú gọi bầy thì:

+Lúa chiêm, trái cây ngọt, vườn râm, ve ngân vang, bắp chín, ...

→Tác dụng: làm cho sự diễn của đoạn văn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh của thực tế, tình cảm.
4: Ghi lại nội dung của khổ thơ bằng một câu văn hoàn chỉnh ?

+ 6 câu thơ đầu : Cảnh trời đất vào hè trong tâm trạng của người cách mạng 

5.Trong bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Hãy chỉ ra ý nghĩa, giá trị liên tưởng mà âm thanh của tiếng tu hú gợi lên?

-Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :
* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)
* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .
- Ý nghĩa và giá trị lên tưởng của âm thanh gợi lên :
* Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên với : lúa chiêm đương chín, tái cây ngọt dần, tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, diều sáo lộn nhào từng không ... Đó là mùa của sự đơm hoa kết quả, của sức sống căng tràn... Những biểu hiện này, khi còn ở ngoài đời - lúc chưa bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) - tác giả đã sống, đã cảm nhận bằng cả tâm hồn ...nên giờ đây, khi ngồi trong 4 bức tường giam, chỉ nghe tiếng tu hú bên ngoài vọng vào, tác giả đã liên tưởng như thấy hiện ra trước mắt mình hàng loạt những hình ảnh biểu hiện ấy của mùa hè... -> Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao
* Lần 2 : "Tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói nói hoán dụ, chỉ nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù : chân muốn đạp tan phòng, cảm thấy ngột ngạt bức bối, muốn vùng vẫy thoát ra với mùa hè tự do bên ngoài khung cửa buồng giam... -> Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao

6.Trong chương trình ngữ văn THCS, cũng có một bài thơ nói về tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của nhà thơ khi ở trong tù. Bài thơ đó là gì? Của ai?

- Bài thơ : Nhớ rừng

- Tác giả: Thế lữ ( 1907-1980)

7.Chép thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

- Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ " Ngắm Trăng "

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

8. Câu thơ đầu tiên sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy?

-Phép tu từ nhân hóa:"trăng nhòm"-Điệp Từ"ngắm"

Ý nghĩa của biện pháp tu từ nhân hóa:Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như người,người và trăng đồng điệu,chung hòa.Như thể bác Hồ và trăng hết sức gắn bó,thân thiết

9.Sắc thái biểu cảm của từ “ngắm” (vọng) có gì khác với xem, nhìn (khán)?
+ " Nhìn " và " Ngắm ": Hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ

+ " Nhìn " trong phiên âm là " khán ": bản dịch làm mất đi sự nhã nhặn, ý tứ cô đục của bản nguyên tác

10.Sự hoán đổi vị trí giữa người (nhân, thi gia) và trăng (nguyệt) ở hai câu thơ kết bài có ý nghĩa gì?

-Đó là sự giao hòa tâm hồn giữa Bác và trăng. Hơn nữa, sự thay đổi đó cũng thể hiện được cuộc vượt ngục tinh thần cách mạng của Bác. Nhà tù có thể giam giữ thân thể của Bác nhưng tinh thần của Bác đã giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp, được ánh sáng lý tưởng soi chiếu

1.Nhan đề bài thơ: Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ gồm cụm từ của một loài chim nhưng nó gợi lại nhiều cảm xúc. Tiếng chim cất lên khiến cho nhân vật trữ tình thức tỉnh trong không gian chật hẹp kia. Chỉ với một âm thanh thôi lại như chính tiếng lòng của tác giả. Tiếng chim tu hú gọi bầy ráo rác cũng chính là tiếng gọi của cách mạng, của cuộc sống tự do ngoài kia. Chính tiếng chim đó càng khiến cho người chiến sỹ đang trong ngục tù bỗng cảm thấy khao khát sự tự do, khát vọng sống đối lập với hiện thực phũ phàng.

2. tên tác giả: Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi đang ở trong tù giam chật hẹp, ngột ngạt, khi ông nghe thấy tiếng chim tu hú cũng có nghĩa là mùa hè đang đến gần. Chính điều đó khơi mạch cảm xúc và càng làm cho người cách mạng cảm thấy tù túng, chật hẹp, cô đơn và mong muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để được tự do, khao khát bay nhảy.

bài được viết theo thể thơ lục bát

3.Biện pháp tu từ: nói quá, động từ mạnh, liệt kê

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)

4.Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng.

5.Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :
* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu) 
* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè. 

6. bài thơ đó là "NHỚ RỪNG" của THẾ LỮ

7.Vọng nguyệt

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

 Hoàn cảnh sáng tác

- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

8,+ Điệp từ “không” thể hiện sự thiếu thốn.

- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo

- “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

⇒ Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào.

9.Sắc thái biểu cảm của từ "Ngắm" mang ý nghĩa sâu sắc, không đơn thuần chỉ là nhìn mà còn là hưởng thụ và giao hòa tâm hồn.

10.“Ngục trung” là trong hoàn cảnh tù đày. Lẽ thường, “ngục trung” phải gắn với “tù nhân” nhưng kết thúc bài thơ người đọc lại bắt gặp hình ảnh của “thi nhân”. Một thi nhân đang trong hoàn cảnh “ngục tù”. Đây chính là nét độc đáo khác thường của bài thơ.Có ngục tù nhưng không có tù nhân. Điều này cho thấy bản lĩnh Chủ tịch HỒ CHÍ MINH : luôn đứng cao trong mọi hoàn cảnh. Ngục tù có thể giam than thể Bác, nhưng tâm hồn Bác thì luôn tự do tuyệt đối. Ý thơ này còn được lặp lại ở một bài thơ khác của Người trong “Nhật ký trong tù”. “Ngục trung lưu trú tự do nhân” ( còn lại trong tù khách tự do).

chúc bạn học tốt.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước