khi bị bỏng chúng ta thực hiện sơ cứu ntn

2 câu trả lời

  • Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong vòng ít nhất 15 phút. Việc này giúp vết thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ không bị ăn sâu tiếp nữa. Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá, do tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.
  • Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng.
  • Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Vùng da bị bỏng có khả năng tự liền, còn trường hợp vết bỏng có diện tích lớn, bỏng nặng hơn, nên sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.
  • Gửi e
  • Chúc em học tốt!
  • Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Khi bị bỏng ở cấp độ 1, nhìn chung sẽ không nguy hiểm.  Nên lập tức ngâm ngay chỗ bỏng vào nước lạnh, sạch vì nước lạnh sẽ giúp làm giảm độ nóng tại vùng da đang bị bỏng, làm mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Đây là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay bỏng nhẹ.
  • Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, ngâm trong nước lạnh vài phút rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Trường hợp bỏng độ 2, độ 3 có thể bôi kem bôi chứa Bạc sulfadiazine để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Đối với các vết bỏng rộp tuyệt đối không chọc túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Hãy để nó tự vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi túi vỡ có thể dùng nước đun sôi hoặc nước sát khuẩn rửa vết thương rồi băng lại với gạc mềm.
  • Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
  • Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm vì nó gây tác động đến nhịp tim. Vết bỏng thể hiện ra bên ngoài thường trông rất nhẹ nhưng nguy cơ phá hủy khi bỏng điện là rất, có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm