Khái quát về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh
2 câu trả lời
Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược. Ở Campuchia, cuộc chiến đấu do hoàng thân Sivôtha tổ chức đang tiếp diễn thì cuộc khởi nghĩa do Acha Soa lãnh đạo đã bùng lên. Khi Acha Soa bị bắt, cuộc khởi nghĩa không tan rã mà nó được tiếp sức bằng cuộc nổi dậy của nghĩa quân Pô cum Bô. Ở Việt Nam, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp bị sự tấn công liên tục và khắp nơi của nhân dân yêu nước. Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho tới Gia Định, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười… đều vấp phải phong trào kháng Pháp của nhân dân. Ở Miến Điện, ba lần tiến hành chiến tranh là cả ba lần thực dân Anh gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân đội triều đình. Sau khi quân triều đình thất bại, thì nhân dân khắp cả nước vùng lên chống lại thực dân Anh bằng cuộc chiến tranh du kích bền bỉ, anh dũng làm cho quân giặc khiếp sợ.
`->` Khái quát :
`-` Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, giữa tháng `8-1945` , nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh , nhiều nước giành được độc lập , hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ như In-đô-nê-xi-a `(17-8-1945)` , Việt Nam `(2-9-1945)` , Lào `(12-10-1945)` ,....
`-` Ngay sau đó , thực dân Âu-Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á , nhân dân các nước lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược , buộc các nước đế quốc phải lần lượt công nhận nền độc lập của nhiều nước như : Miến Điện `(1-1948)` , Mã lai `(8-1957)` , Phi-líp-pin `(7-1946)` ,...
`-` nhân dân ba nước Việt Nam , Lào , Cam-pu-chia giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm `1954` ; tuy nhiên sau đó , ba nước này lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ , đến năm `1975` mới giành độc lập hoàn toàn . Tháng `1-1984` , Bru-nay tuyên bố độc lập
`-` Như vậy sau chiến tranh thế giới thứ hai , phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra sớm nhất , quyết liệt và dai dẳng nhất cuối cùng cũng giành thắng lợi hoàn toàn
`->` Tác động :
`-` góp phần chống chủ nghĩa phát xít , nhanh chóng kết thúc chiến tranh
`-` Làm thay đổi sau sắc bản đồ chính trị thế giới
`-` Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân , giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc
`-` Làm xói mòn trật tự hai cực Ianta
$@Harryisthebest$