Khả năng điều tiết của mắt khi ở nơi quá sáng hay quá tối,khi nhìn vật ở xa lúc lại ở gần như thế nào?

2 câu trả lời

* Điều chỉnh lượng ánh sáng nhờ vào lỗ đồng tử

- Khi ánh sáng quá mạnh, mống mắt sẽ giãn làm thu hẹp lỗ đồng tử=>giảm lượng ánh sáng đi vào

- Khi ánh sáng quá yếu, mống mắt sẽ co làm rộng lỗ đồng tử=>tăng lượng ánh sáng đi vào

* Điều chỉnh nhìn xa gần nhờ vai trò của thủy tinh thể:

- Khi vật ở xa, thủy tinh thể ít phải điều tiết

- Khi vật ở gần, thủy tinh thể tăng công suất và co lại => mắt điều tiết nhiều hơn để nhìn vật

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Ta thấy đồng tử thu hẹp lại khi ánh sáng chiếu vào. Đó chính là sự điều tiết ánh sáng của đồng tử.

Sự co dãn của đồng tử là nhờ các cơ vòng và cơ phóng xạ.

Các cơ vòng co làm lỗ đồng tử hẹp lại dưới tác dụng của thần kinh đối giao cảm khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt đã hạn chế lượng ánh sáng vào trong cầu mắt, gây loá. Thông thường khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt, ngoài sự co đồng tử một cách tự động, ta còn nheo mắt hoặc lấy tay che mắt để tránh loá.

Ngược lại trong ánh sáng yếu (trong tối chẳng hạn) dưới ảnh hưởng của thần kinh giao cảm, các cơ phóng xạ co làm lỗ đồng tử dãn rộng để lượng ánh sáng vào đủ gây hưng phấn các tế bào cảm quang trên màng lưới trong cầu mắt.

Mặt khác tuỳ theo vật ở xa hay tiến lại gần mắt, muốn nhìn rõ vật phải thay đổi độ phồng của thể thuỷ tinh trong cầu mắt đê ảnh của vật hiện đúng trên màng lưới.

Thể thuỷ tinh căng phồng khi vật càng tiến lại gần làm tăng độ hội tụ của thể thuỷ tinh, giúp ảnh hiện rõ trên màng lưới.

Sự điều chỉnh độ cong (độ phồng) của thể thuỷ tinh để nhìn rõ vật chính là sự điều tiết của thế thuỷ tinh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm