Kể về 1 kỉ niêm đáng nhớ về con vật nuôi mà em yêu thik ( đó là món quà sinh nhật, bắt trộm cho gđ em)

2 câu trả lời

Hồi ấy, nhân ngày sinh nhật tôi mẹ tặng cho tôi một chú mèo con. Nhìn thật non lướt nhưng xinh xắn dễ thương. Tôi chẳng hiểu mẹ tôi tặng tôi món quà này để làm gì và dần tôi mới hiểu. Chú mèo cứ thế lớn lên theo năm tháng, chú càng lớn càng ra dáng anh dũng, oai phong. Chú có thân mũm mĩn dài như một chiếc phích con. Cái đầu Mi Mi tròn như nắm tay trẻ em. Đặc biệt hơn, đôi mắt chú long lanh to tròn như hai hòn bi ve, lúc thì mở to tròn, lúc thì lim dim, đôi mắt ấy vào ban đêm sáng như viên pha lê. Đôi tay chú lúc nào cũng vểnh để nghe ngóng. Ấn tượng nhất vẫn là bộ ria dài nhọn như chùm kim bạc bé nhỏ. Chú có bốn chân nhỏ rất nhanh nhẹn, dưới những móng viết sắc là một miếng thịt cứng dày như miếng đệm nên Mi Mi đi rất nhẹ nhàng. Mi Mi chung sống với tôi từ nhỏ nên nó yêu thương và rất quý mến tôi. Nó ngoan ngoãn và luôn chơi đùa với tôi.

Nhờ món quà quý giá này của mẹ mà tôi mới hiểu thấm thía được ý mẹ muốn truyền đạt cho tôi. Mẹ muốn tôi phải biết yêu thương con vật, phải biết quý trọng mọi thứ và mẹ muốn tôi tự hoàn thiện mình hơn. Tôi và Mi Mi cứ thế lớn lên và gắn bó gần gũi với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng nhưng cũng không ít niềm vui nỗi buồn. Tuy vậy tôi vẫn nhớ nhất là lúc tôi đổ tội cho Mi Mi và cũng là lúc tôi không được nhìn thấy Mi Mi nữa. Hôm ấy, vào một buổi sáng chủ nhật, mẹ tôi bảo tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghe mẹ và tung tăng cầm chổi lau dọn. Mi Mi cũng vậy, thấy tôi bận rộn nó cũng quấn quýt bên chân tôi dụi đầu vào chân tôi như nũng nịu. Tôi vừa lau vừa vui chơi, đùa giỡn với chú. Chú cứ đứng bên tôi cào nhẹ vào chân tôi như muốn chơi đùa tiếp. Tôi để chiếc khăn trên bàn và cúi xuống bế nó ngồi trên bàn. Tôi vừa lau vừa đùa giỡn, chẳng may tôi vô tình đẩy chiếc lọ hoa rơi xuống đất một tiếng ” choang” vang lên. Tôi nhìn mà sợ hãi, mặt tôi tái lại khi nhìn thấy những mảnh vỡ trên nền nhà tôi lẩm bẩm:

-Đây…. đây…. chẳng phải là….

Đúng lúc đó, mẹ tôi chạy tới. Mẹ tôi hỏi.

-Có chuyện gì hả con?

Nhìn mẹ xem, nét mặt mẹ lúc này tự nhiên rúm lại như rất tức giận, phải rồi, cái lọ hoa ấy là đồ cổ rất quý hiếm và rất đắt và khó có thể tìm được chiếc bình nào đẹp như thế. Vả lại, đó là cái bình mà ông nội đã để lại cho bố tôi trước khi qua đời. Mẹ tôi hốt hoảng hỏi?

-Ai làm vỡ cái bình này.

Tôi run run nhặt những mảnh vỡ, người run cầm cập, lúc này tôi chẳng biết trả lời mẹ như thế nào? và nếu trả lời mẹ sẽ đánh tôi mất. Tôi nhìn mẹ rồi nhìn con mèo đang ngồi trên bàn, miệng tôi liền lẩm bẩm.

-Dạ… mẹ… Mi Mi làm vỡ ạ!

Trời ơi! tại sao tôi lại nói vậy! Mi Mi có làm gì đâu, nó không có tôi mà. Mẹ tôi chằm chằm nhìn vào chú, mẹ nhìn cái chổi quật vào người nó mấy phát. Nó cứ rên lên ” meo meo” và ngơ ngác nhìn tôi như muốn hỏi tôi ” tại sao mẹ chị lại đánh em”. Tôi thương nó quá nhưng biết làm thế nào? tôi khóc nức nở xin mẹ đừng đánh Mi Mi nữa, tội nghiệp cho nó. Dường như nó đã hiểu chuyện và không kêu nữa, nó cứ đưa cặp mắt chừng chừng nhìn vào tôi. Giờ đây, nó không nhìn tôi với ánh mắt âu yếm, nũng nịu nữa mà bây giờ nó muốn nhìn tôi như muốn trách tôi tại sao lại đổ tội cho nó. Buổi sáng ấy cuối cùng cũng trôi qua, mọi việc lại diễn ra bình thường. Chỉ tôi và Mi Mi là khóc, nó không theo tôi nữa, nó cứ nằm im trong góc nhà. Tôi cũng đau lắm, thương nó nhiều lắm, tất cả là tại tôi mà, tôi làm vỡ bình hoa đó mà. Nhưng phải làm sao đây, tôi đã lỡ nói ra rồi, và tôi cũng không có lòng dũng cảm để nhận lỗi. Tôi mong chuyện này qua nhanh và tôi và Mi Mi lại thân mật như trước. Bỗng nhiên, từ sân tiếng chó sủa kêu vang, tiếng mèo kêu. Trời, đó là bác mua chó mèo, bác đến đây làm gì. Mẹ tôi bảo vào bắt Mi Mi, tôi sững người, nhìn bác ấy tiến đến chỗ mèo bế nó đi, tại sao tôi không chạy đến mà ôm nó. Tại sao chân tôi không đi được. Tôi cứ đứng yên, đôi chân tôi như bị đóng chặt trên đá vậy. Mi Mi cũng thế, nó cứ nằm im để bác ấy bắt. Tôi bỗng òa lên khóc và van xin mẹ đừng bán nó đi. mẹ tôi vẫn kiên quyết bán chú, mà nói:

-Bán nó đi, để lại nuôi làm gì để nó phá hoại à?

Tôi vẫn năn nỉ mẹ. Tôi nhìn Mi Mi vẫn ánh mắt ấy nói cứ nhìn tôi như muốn mắng, muốn trách tôi. Nhưng tất cả đều đã quá muộn quá, bác bắt Mi Mi vào lồng rồi ngồi lên xe máy đi, bóng Mi Mi xa dần xa dần rồi mắt hẳn. Tôi như gục ngã xuống, bầu trời như tối sầm lại đổ lên đầu tôi vậy. Lúc này, tôi như một xác chết không hồn.

Rồi năm tháng cứ thế trôi qua, mọi người trong gia đình không ai còn nhớ đến chuyện đó cả, nhưng tôi vẫn nhớ mãi chuyện đó với một tâm trạng vô cùng ân hận, đau đớn. Tôi quyết định đặt con mèo mới mua này tên là Mi Mi để bù đắp những mất mát và Mi Mi tôi yêu quý đã phải chịu. Tôi tự hứa sẽ chăm sóc thật tốt cho con mèo Mi Mi mới này và sẽ không bao giờ lừa gạt nó.

Bun là một chú mèo rất dễ thương. Chả là năm lớp 4, nhân dịp sinh nhật nên bố mẹ đã mua tặng cho tôi một chú mèo xám vằn, loại vật mà tôi yêu thích. Lúc mới về chú rất nhút nhát, chỉ biết nằm ở góc tường thu lu người và buồn. Đến bửa chú chỉ ăn vài miếng rồi tiếp tục hành trình ngủ đông của mình. Được một thời gian khi đã thích nghi với môi trường xa lạ Chú lại trở thành một chú hề cho cả nhà. Lắm lúc Chú đẩy banh, rồi lấy mũi đẩy viên bi vờn qua vờn lại. Tuy hơi hề nhưng Bun biết suy nghĩ lắm! Tôi và Chú là hiểu nhau nhất. Mỗi khi học bài Chú đều quanh quẩn bên tôi, lúc thì trèo lên bàn đẩy đẩy cây viết, lúc thì cuộn tròn mình ngủ sát bên đùi tôi. Ôi, Bun thật đáng yêu làm sao! Lắm lúc tôi ngồi ngắm Bun và thấy Chú có một vẽ đẹp riêng. Bộ lông chú óng mượt xám xám lại xen vào vài cái vằn đen. Hai cái tai vểnh lên lâu lâu lại cọ quậy như chú ý lắng nghe gì đó.

Cặp mắt tròn long lanh nổi bật là hai con ngươi đen nhánh hiện ra. Cái mủi hồng hồng lúc nào cũng ươn ước đánh mùi rất tài. Chân của Chú thì thoăn thoắt mỗi khi có báo động ở đâu chú đều khẩn cấp lao tới liền nhưng chẳng bao giờ nghe tiếng động cả bởi lớp chân có những đệm thịt rất êm và mịn. Tính tình của chú lại càng đáng mến hơn. Mỗi lần tôi vui chú chú chạy nhãy với tôi. Chú trèo lên cây lại nhảy xuống, chạy xung quanh thỉnh thoảng lại cào tôi một cái nhẹ, lúc thì cắn quần rồi chạy y hệt sợ tôi rượt. Những lúc âu yếm, chú nằm gọn trong lòng tôi đòi tôi vuốt ve bộ lông từ khóe mắt xuống tai.

Những lúc tôi buồn hay bị bệnh nhìn vẽ mặt tôi dường như Bun hiểu. Nó như muốn chia buồn với tôi. Nó nằm xuống cạnh tôi lặng im, chẳng đùa giởn như mọi hôm nữa. Tôi mỉm cười nói khẽ: "Chị không giận em đâu mèo cưng ơi!". Nhưng cu cậu vẫn chẳng vui mà còn lại làm nũng nữa cơ. Đúng thiệt là con mèo lắm trò! Suốt thời gian đó Bun là một người bạn thân của tôi lúc vui cũng như lúc buồn. Phải nói là người bạn tri kỉ của tôi thời học cấp I. Từ khi hoàn thành chương trình cấp I phải di cư vào trường nội trú thân yêu tôi phải xa Bun. Trước hôm đi tôi cùng cả nhà và mèo Bun nữa, cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm cúng.

Mọi người nói cười vui vẽ còn tôi thì gắp cho mèo Bun những thứ ngon. Hôm sau, khi chia tay, mọi người. Đây là giờ cao điểm sao ngăn được những giọt lệ rơi. Tôi khóc, mẹ tôi cũng khóc và rồi tôi phải đi, nhưng kìa mèo Bun và nũng nịu như không muốn cho đi. Lúc này tôi khóc càng to và chạy thật nhanh lên xe mặc cho mèo Bun ngơ ngác đứng nhìn rồi buông một tiếng "meo".

Thời gian qua, tôi cứ ngóng từng ngày để được về với gia đình và mèo Bun dù chỉ hai ngày. Mỗi lần về Bun mừng lắm, nó lúc nào cũng ở bên tôi không rời, thậm chí lúc tôi ngủ nó cũng trèo lên giường chui vào chăn ngủ cùng. Thời gian cứ thế đi cho đến một ngày tôi nhận được tin mèo Bun qua đời vì bệnh tự dưng sống mũi tôi cứ cay cay, tôi núp vào một góc, nước mắt giọt ngắn giọt dài, tôi cứ thế nức nở nhớ mèo Bun. Một người bạn tri kỉ, luôn bên tôi lúc tôi vui tôi buồn mà bây giờ lại bỏ tôi một cách thản nhiên như vậy. Và tôi cũng thầm chúc Bun "ở bên kia thế giới" sẽ luôn vui vẻ như những ngày cùng chơi với tôi.

"Bun ơi! Chị yêu em nhiều"

Đến tận bây giờ, những khi buồn tôi lại nhớ đến Bun. Và cứ nghĩ đến những ngày bên Bun lòng tôi thắt lại. "Tại sao trên đời lại có con vật đáng yêu như vậy nhỉ?"

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

2 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước