Kể tên hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp , hình thức nào lớn nhất

2 câu trả lời

Hình thức tổ chức

Điểm công nghiệp

 + Đồng nhất với một điểm dân cư.

+ Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu.

+ Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp.

 

Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên:

Hà Giang, Tĩnh Túc, Quỳnh Nhai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa...

Khu công nghiệp

 + Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí địa lí thuận lợi.

+ Chuyên sản xuất CN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN

+ Sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp

+ Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất và khu công nghệ cao

+ Phân bố không đồng đều, tập trung nhất ở Đông Nam Bộ

 

Khu công nghiệp Thăng Long, KCN Sóc Sơn, KCN Nội Bài, KCNThạch Thất - Quốc Oai...( Hà Nội);

KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai (Quảng Ninh);

KCN Nam Cầu Kiền, KCN Đồ Sơn, KCN Đình Vũ ( Hải Phòng);

KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, ..( Đà Nẵng);

KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Thuận, KCN Tân Tạo, KCN Tân Bình ( TP Hồ Chí Minh)....

....

Trung tâm công nghiệp

+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

+ Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.

+ Có các xí nghiệp làm hạt nhân

+ Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

+ Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ có thể phân thành TTCN ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương...

+ Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp chia thành TTCN rất lớn, lớn. Trung bình, nhỏ...

 

- TTCN ý nghĩa quốc gia: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội

- TTCN ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...

- TTCN ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...

- TTCN rất lớn: TP Hồ Chí Minh

- TTCN lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một...

- TTCN trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang...

- TTCN nhỏ: Quy Nhơn, Nam Định...

Vùng công nghiệp

+ Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả các hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có môi liên hệ vê sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

+ Có một vài ngành xông nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ bổ trợ.

 

Theo quy hoạch năm 2001

- Vùng 1: TDMNBB ( trừ Quảng Ninh)

- Vùng 2: ĐBSHồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3: Quảng Bình đến Ninh Thuận

- Vùng 4: Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)

- Vùng 5: Đông Nam Bộ và Bình THuận, Lâm Đồng.

- Vùng 6: Đồng bằng sông Cửu Long

hình thức  lớn nhất Vùng công nghiệp.


Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
- Điểm công nghiệp
- Khu vực công nghiệp tập trung
- Trung tâm công nghiệp
- Vùng công nghiệp
* Vì trong phát triển công nghiệp ở nước ta điện lực phải đi trước một bước vì đây là nghành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất nước ta.