2 câu trả lời
1. Đại dịch Antonine (năm 165 – 180)
Đại dịch Antonine xảy ra 15 năm và đã giết chết 5 triệu người trên khắp các vùng Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp và Italy thời đó và làm suy tàn đế chế La Mã từng hùng bá Châu Âu một thời. Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của đại dịch này. Tuy nhiên, dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân bao gồm: sốt, tiêu chảy, viêm họng, người ta dự đoán nó có thể là bệnh sởi, đậu mùa hoặc dịch hạch.
2. Đại dịch Justinian (năm 541 – 750 sau Công nguyên)
Đây là đại dịch hạch đầu tiên mà loài người phải gánh chịu, xảy ra vào triều đại vua Justinian I (483 – 565 sau Công nguyên), do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Do điều kiện vệ sinh kém và dân trí thấp, đại dịch này đã giết chết khoảng 50 triệu người – hơn một nửa dân số thế giới khi ấy. Sau đại dịch, các xác người rải rác khắp nơi, đầy cả các hố chôn tập thể đến nổi người ta phải tiến hành đẩy các xác chết trôi dạt ra đại dương.
3. Cái chết đen – Dịch hạch (năm 1346 – 1351)
Không gì kinh hoàng hơn bệnh dịch cái chết đen – bệnh dịch được xem như một trong những bệnh dịch gây tử vong nhiều nhất của lịch sử nhân loại. Cái chết đen xảy ra ở cả Châu Á và Châu Âu với số lượng người chết ở cả hai châu lục từ 75 – 200 triệu người. Nguyên nhân của Cái chết đen được cho là do căn bệnh Dịch hạch, do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Những con chuột đã theo chân các tàu buôn mà phủ một màu u ám trên lục địa già và tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử Châu Âu. Sau này, dịch hạch cũng đã nhiều lần bùng phát tại châu lục này, cướp đi sinh mạng của cả trăm triệu người và chỉ thật sự biến mất vào thế kỉ XIX
4. Đại dịch bí hiểm Cocoliztli (thế kỷ XVI)
Giữa thế kỷ XVI, nạn hạn hán kinh hoàng xảy ra đi kèm với đại dịch bí hiểm Cocoliztli đã cướp đi khoảng 15 triệu sinh mạng – 80% dân số Mexico lúc bấy giờ và đã suýt xóa sổ quốc gia này. Nguyên nhân gây ra đại dịch bí hiểm này là đề tài tranh cãi hàng thế kỷ của các nhà nghiên cứu. Sau này, nhờ vào sự phát triển của khoa học, người ta đã tìm ra thủ phạm của đại dịch không ai khác chính là chủng vi khuẩn Salmonella – nguyên nhân gây nên bệnh thương hàn.
5. Dịch tả (thế kỷ XIX)
Được ghi nhận là dịch bệnh lây lan ra toàn cầu từ rất sớm. Theo các nhà khoa học, bệnh tả đã bắt đầu xuất hiện ở Châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên. Đến năm 1817, dịch tả bắt đầu lan sang Châu Âu và rồi sang các phần khác của Bắc Mỹ. Người ta ghi nhận dịch tả đã bùng phát 7 lần trong khoảng 200 năm, cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người. Cụ thể, gần 40.000 người dân Paris đã chết vì dịch tả vào năm 1842. Năm 1848 – 1849, hơn 70.000 người Anh tử vong và 1854, dịch bệnh lại một lần nữa cướp đi sinh mạng của 1/8 dân số London. Hiện nay, dịch tả vẫn còn xuất hiện ở các nước có nền kinh tế yếu kém. Trong khi đó, các nước giàu có hoàn toàn không lo lắng vì bệnh dịch.
6. Dịch cúm Tây Ban Nha (năm 1918 – 1919)
Dịch cúm kinh hoàng này diễn ra vào giữa thế chiến thứ I. Với 3 đợt bùng phát mạnh ở 2 năm 1918, 1919 nhưng đã lấy đi sinh mạng của hơn 50 triệu người và khiến hơn 500 triệu người nhiễm bệnh. Khi đó, các triệu chứng của bệnh rất khủng khiếp: người bệnh bị sốt và khó thở, do thiếu oxy nên khuôn mặt của họ nhuốm xanh. Họ nôn mửa, chảy máu cam và xuất huyết, cuối cùng bệnh nhân sẽ chết ngộp vì chất lỏng tích tụ trong cơ thể.
7. Đại dịch cúm Châu Á (năm 1957 – 1958)
Cúm Châu Á bùng nổ đã gây nên những ám ảnh kinh hoàng thời bấy giờ. Đại dịch do chủng Virus cúm A H2N2 gây ra và đã khiến gần 2 triệu người thiệt mạng. Các khu vực bị ảnh hưởng bao gồm Trung Quốc, Singapore và Mỹ. Chưa hết, sau đó chủng Virus này đã tiến hóa thành chủng H3N2 đã khiến 500.000 người lây nhiễm chỉ sau 2 tuần sau ca phát hiện đầu tiên tại Hồng Kông.
8. Đại dịch HIV/AIDS (năm 1981 – nay)
Ngay từ những ca nhiễm đầu tiên, căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này đã gây nên nỗi khiếp đảm trên toàn thế giới. Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 75 triệu người đã nhiễm bệnh và 32 triệu người đã tử vong và vẫn tiếp tục lây nhiễm, chưa có biện pháp điều trị triệt để. Tuy vậy, các loại thuốc làm chậm quá trình tiến triển của HIV/AIDS cũng kéo dài tuổi thọ của người bệnh, đồng thời, nâng cao trình độ dân trí và lối sống của hạn chế đáng kể tốc độ lây lan của dịch bệnh.
9. Các dịch bệnh do Coronavirus (SARS – MERS – Covid-19)
Từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng đã bùng phát tại Hồng Kông, lan ra toàn thế giới với 8422 trường hợp nhiễm bệnh và 774 trường hợp tử vong. Trong khi đó, MERS-CoV gây Hội chứng hô hấp Trung Đông đã lan ra 27 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Châu Âu, Châu Á và Mỹ. Tính đến tháng 01/2019, đã có 845 ca tử vong do MERS, chiếm 34,5% trong tổng số ca nhiễm bệnh. Tháng 12/2019, một căn bệnh mới do chủng Virus Corona mang tên Covid – 19 gây ra đã bùng phát tại Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và lây lan ra khắp các quốc gia trên thế giới.
Các phản ứng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng đã được thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh lây lan ra hàng trăm quốc gia bao gồm: hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, đóng cửa trường học, cấm tụ tập và tổ chức sự kiện. Chưa kể đến số lượng người tử vong, các ảnh hưởng của đại dịch đối với thế giới bao gồm sự bất ổn về kinh tế, xã hội, chính trị, phân biệt chủng tộc và lan truyền thông tin sai lệch, những bất ổn được cho là rất lớn đối với xã hội hiện đại.
Xin CTLHN nha