Kể tên 2 tác phẩm và tóm tắt nội dung 2 văn bản văn học Việt Nam?
2 câu trả lời
-lão hạc: Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mẫt bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão.Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.
- tắt đèn: Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngàysưu thuế.Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn lí trưởng, trưởng tuần chửibới, quát tháo om sòm. Mấy tên cai lệ, lính cơ roi song, tay thước, dây thừng đi trócngười thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù, và inh ỏi tiếng thét lác, đánh đạp, tiếng kêu khócvang lên thrm thiết như trong một cuộc săn người.Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất,nhìtrong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiến đóngsưu cho anh Dậu.Bọn nhà giàu chẳng những không cho chị vay mượn mà còn nhiếc móc,đe doạ.Anh Dậu ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh,trói lôi ra đình. Chị Dậu đành đứtruột bán cái Tí – đứa con gái đầu lòng 7 tuổi cho vợ chồng địa chủ Nghị Quế bên thônĐoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, lợi dụng cảnh khốn cùng của chị Dậumua cái Tí và cả ổ chó với giá rẻ mạt. Cộng với mấy hoà bán bánh khoai, chỉ tưởng vừađủ nộp suất sưu và chồng chị sẽ được thả. Ngờ đâu, bọn lí dịch lại bắt chị nộp thêm suấtsưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Thật là cùng đường! Giữa đình làng tiếngkêu thảm thiết của chị vang lên.Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như môt cáixác về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờbà con hàng xóm đến cứu giúp, anh Dậu từ từ mở mắt ra. Một bà lào hàng xóm ái ngạicảnh cả nhà chị nhịn đói từ hôm qua, cho chị bát gạo để nấu cháo. Khi anh Dậu vừa cốngồi dậy đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã người nhà lí trưởng đã xồng xộc xông vào.Van xin thiết tha không được, chị Dậu đành liều mạng quyết liệt đánh ngã haitên tai sai vô lại. Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Lão quan tri phủ Tư Ân lợi dụng giở tròbỉ ổi. Chị Dậu cương quyết tự tuyệt, “ ném tọt” cả nắm bạc vào mặt con quỷ dâm ô vàđẩy hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà.... “Món nợ nhà nước” vẫn còn đó, để có tiền nộpsưu, chị đành gửi con lên tỉnh rồi đi ở vú. Trong một đêm “ Tắt đèn” cụ cố thượng đãngoài 80 mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy ra ngoài, trong khi “ trời tối đen như mực”.........
Tác phẩm Chí Phèo kể về nhân vật Chí Phèo, hắn vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 20 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù.
Hắn ở tù bày tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.
Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh và một đêm trăng, Phèo say nằm ngủ thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý.
Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.
tắt đèn : Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và (theo nhà văn) sinh ra trong gia đình trung lưu.
Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào cảnh 'nhất nhì trong hạng cùng đinh' trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp xong suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị bơ gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định dở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!"