Kể tên 2 cuộc cách mạng đưa nền nông nghiệp Ấn Độ phát triển như hiện nay và ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó?
1 câu trả lời
Cách mạng xanh lần một bắt đầu từ thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới, thông qua các biện pháp kỹ thuật, nhất là phân bón, thuốc trừ sâu và giống mới bằng lai tạo, làm tăng năng suất đáng kể cho các loại cây trồng, nhất là lúa mì và lúa gạo.
Năm 1963, Ấn Độ nhập một số chủng lúa mì mới của Mêhico và xử lý chủng Sonora 64 bằng phóng xạ, đã tạo ra giống Sharbati Sonora, hàm lượng chất dinh dưỡng và chất lượng còn tốt hơn cả chủng Mêhico tuyển chọn, ngoài ra, còn các loại giống ngô, lúa,... Ấn Độ cũng nhập khẩu phân bón phục vụ cho việc nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo hệ thống thủy nông, cung cấp lượng nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là từ một nước có nạn đói kinh niên, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, Ấn Độ đã trở thành một nước có đủ ăn và dư thừa để xuất khẩu với tổng sản lượng lương thực kỷ lục 60 triệu tấn/năm; tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
Cách mạng xanh lần hai bao gồm việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật canh tác mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giống mới có khả năng chống chịu dịch bệnh, thích nghi với môi trường, khí hậu khắc nghiệt; quản lý và điều phối nguồn nước tưới tiêu bằng cách chuyển nước từ miền Bắc xuống miền Tây và miền Nam. Cuộc cách mạng xanh lần hai tập trung cải thiện vật tư đầu vào, dịch vụ cho nông dân, khuyến nông và phương pháp quản lý, nhằm bảo đảm thu nhập cho người dân. Nhờ đó, Ấn Độ tăng năng suất lương thực lên gấp 2 - 3 lần.
Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1991 - 1999: Chính phủ đã đưa ra kế hoạch tăng cường kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp; lập quỹ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên; chi 10 triệu USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang; quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng lương thực tại miền Đông và Đông Bắc, mở rộng và củng cố các hợp tác xã; thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia nhằm giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất; sửa đổi luật hàng hóa thiết yếu, kiểm soát chặt chẽ việc tích trữ và buôn bán các loại nông sản nhằm ổn định thị trường; xây dựng Chương trình quốc gia về công nghiệp hóa nông thôn triển khai ở 100 nhóm làng xã mỗi năm; từ tháng 4-1995, thực hiện kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng, theo đó, phí bảo hiểm đ¬ược phân chia giữa các bang và trung ương, theo tỷ lệ 1/2.
Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp lần hai từ năm 2000 đến nay: Ngày 28-7-2000, Chính phủ Ấn Độ công bố chính sách nông nghiệp mới với mục tiêu đạt tăng tưởng 4%/năm, gồm các nội dung chính: từ năm 2004-2010, đầu tư cho nông nghiệp tăng 7,5-7,7%; nâng cấp giống gia súc để đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa, trứng,…; ưu tiên chăn nuôi gia súc, gia cầm, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp; ưu tiên điện khí hóa nông thôn và thủy lợi; thực hiện kế hoạch nhằm liên kết toàn bộ các con sông lớn của đất nước bằng hệ thống kênh, đập chắn, hồ chứa; xây dựng một chiến lược toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo quản, giảm những tổn thất và lãng phí từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản và phân phối nông sản; bãi bỏ những hạn chế trong việc vận chuyển, dự trữ lương thực và dầu ăn, cho phép tự do xuất khẩu lúa mì, gạo,...; thành lập các khu “nông nghiệp xuất khẩu”; đầu tư 22 triệu USD vào những khu vực sản xuất nông nghiệp lớn; giành khoản ngân sách 16 tỷ USD/năm để thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch;… Ở cả 25 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương của Ấn Độ đều có trường Đại học Nông nghiệp với môi trường học tập tốt, đội ngũ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao. Tích tụ ruộng đất được tiến hành thông qua các hợp đồng và chế độ cho thuê đất, vì vậy, nông dân có thể tăng cường đầu tư về kỹ thuật, vốn và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống các ngân hàng thương mại phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn. Đến cuối năm 2004, Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%.
P/s : Mà hình như bạn lộn môn ạ ? Cái này mình thấy nghiêng về Lịch sử hơn
Mà nhớ vote 5 sao và cảm ơn mình nha, thanks :>>