Kể lại một việc làm cảm động khiến em xúc động nhớ mãi trong đợt dịch COVID 19 vừa qua ở địa phương mà em chứng kiến hoặc tham gia
2 câu trả lời
Trong quá trình thực thi công vụ phòng, chống dịch, các chiến sỹ CAND đã đón nhận được tình cảm quý mến của người dân. Và cũng trong quá trình này, họ đã có những việc làm, hành động ngoài chức trách, phận sự gây xúc động. Đó là, sáng 14/7, các đồng chí Đội CSGT, Công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang cùng phối hợp các lực lượng chức năng đảm bảo phòng, chống COVID -19 thì thấy bà cụ lưng còng khó nhọc mang theo túi măng ra chợ bán.
Trung tá Nguyễn Văn Ân và Đại úy Lê Hoàng Nghiệm liền lại hỏi thăm. Khi biết bà cụ 85 tuổi, đi chợ bán măng nhà trồng, lấy tiền mua thuốc, các anh đã mua hết măng, rồi đưa cụ đi mua thuốc và đưa về nhà cách đấy 2km. Hành động ân nghĩa của các anh khi giúp đỡ bà cụ được người dân ủng hộ. Chủ hiệu thuốc đã không lấy tiền khi các anh đưa cụ vào mua; người dân quanh chợ nhìn thấy hình ảnh ấm áp này đã ghi lại, đăng tải trên mạng xã hội…
Cách hành xử của người chiến sỹ CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh trong tình huống gặp phải vào ngày 30/7 khi đang làm nhiệm vụ xử lý người ra đường khi không cần thiết cũng thật đặc biệt. Khi đó, tổ công tác yêu cầu hai người đi xe máy theo hướng TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai dừng lại để kiểm tra. Sau khi biết người em trai mới tốt nghiệp đại học đang chờ xin việc, người chị là sinh viên, do chỉ còn 200.000đ, không đủ mua thực phẩm nên họ phải đi xe máy về quê Phú Yên, chiến sĩ CSGT đã xử lý rất có lý, có tình. Anh không phạt họ, giải thích không được đi xe cá nhân về quê mà liên hệ với địa phương để được đưa về, đồng thời anh đã biếu họ 500.000 đồng để chi dùng tạm khi quay lại nhà trọ.
Ngoài các cá nhân là chiến sỹ Công an, tổ công tác riêng lẻ hỗ trợ người dân khi họ gặp khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ, thời gian qua, nhiều tập thể, đơn vị Công an đã chung tay giúp người dân trong mùa dịch. Đó là, Công an tỉnh Bắc Giang hỗ trợ người dân thu hoạch vải đang chín rộ; Công an tỉnh Nghệ An cấy lúa khi cả làng đi cách ly; Công an tỉnh Đắk Lắk tặng xăng cho người dân về quê bằng xe máy… Đây là những việc làm vô cùng đẹp đẽ, nhân ái, để lại ấn tượng tốt trong cộng đồng.
Ông Cao Xuân Ngọc (sinh năm 1963) làm công tác bảo vệ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Từ giữa tháng 3 đến nay, khi dịch bệnh Covid-19 bước vào “giai đoạn 2” đầy căng thẳng, ông Ngọc ở lại viện 24/24 để làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự.
Ông Ngọc có một mối duyên đặc biệt với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Có lẽ chính bởi vậy mà dù gắn bó với công việc bảo vệ ở đây chưa lâu, ông luôn dành cho nơi này một tình yêu rất lớn.
Đầu năm nay, ông Ngọc điều trị nội trú tại Khoa Viêm gan của bệnh viện dài ngày và được các bác sĩ chăm sóc rất tận tình. Sau khi bệnh ổn định, vừa hay thấy tin bệnh viện tuyển nhân sự bảo vệ, ông Ngọc quyết định nộp đơn đăng ký và đã được chọn.
“Ban đầu, tôi đăng ký vì thấy rất cảm mến con người ở nơi đây. Nhưng càng làm việc lại càng thấy cảm phục và yêu nơi này hơn. Nhất là trong đợt dịch Covid-19, các bác sĩ ở đây chính là những chiến binh đích thực”, ông Ngọc chia sẻ.
Ông Cao Xuân Ngọc tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương 2
Quả thực, trong suốt hơn 1 tháng thường trực ở bệnh viện, người bảo vệ 57 tuổi đã chứng kiến rất nhiều hình ảnh, câu chuyện cảm động về đội ngũ nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch.
Có một hình ảnh khiến ông Ngọc nhớ mãi, đó là về một nữ điều dưỡng ở Khoa Cấp cứu.
Những ngày cuối tháng 3, lượng bệnh nhân Covid-19 nhập viện rất đông, những chuyến xe cấp cứu nối nhau liên hồi không ngớt.
Đêm hôm ấy, ông Ngọc trực chốt bảo vệ tại Khoa Cấp cứu. Lúc này, đất trời Hà Nội vừa chuyển sang rét nàng Bân sau nhiều ngày hửng ráo. Cái rét tê tái kèm mưa dầm rả rích khiến người ta thèm cảm giác được đoàn tụ trong mái nhà ấm cúng hơn bao giờ hết.
Khoảng 1h30’, trong phòng trực, nữ điều dưỡng tên Tuyến ngủ gục trên ghế. Chị vừa chợp mắt sau khi đón tiếp nhiều lượt bệnh nhân.
Tiếng còi xe cấp cứu lại reo lên inh ỏi. Nữ điều dưỡng vội bật dậy, dụi mắt như một phản xạ. Nhanh thoăn thoắt, chị mặc đồ bảo hộ, bước vào khu phòng phám.
Hình ảnh này khiến ông Ngọc xót xa. Cô gái nhỏ nhắn chỉ bằng tuổi con mình, đáng ra giờ này có thể nằm trong chăn ấm nhưng vì công việc, đến một giấc ngủ ngắn cũng không được trọn vẹn.
Nhiều ngày liên tiếp, ông Ngọc không ít lần chứng kiến những câu chuyện như vậy về đội ngũ nhân viên y tế. Có những khi là giấc ngủ chập chờn, cũng có những khi là bữa cơm bỏ dở. “Nhiều lúc họ vừa đặt cơm lên bàn, ăn được đôi ba miếng thì xe cấp cứu đến. Thế là lại đặt bát cơm xuống, bỏ dở bữa để đi làm nhiệm vụ”, ông Ngọc kể.
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít trong suốt ca trực
Những ngày trời mưa rả rích, khi đi làm nhiệm vụ xung quanh bệnh viện, ông Ngọc nhiều lần khựng lại khi thấy hình ảnh các y bác sĩ lặng lẽ đứng ngắm mưa, đôi mắt nhìn xa xăm. Ông hiểu, họ nhớ gia đình, nhớ những đứa trẻ ở nhà rất nhiều.
Người bảo vệ 57 tuổi chia sẻ, dù thân thiết đến thế nào, ông cũng chưa bao giờ nghe thấy các y tá, bác sĩ kể khó, kể khổ. Họ cũng chưa từng một lần than trách về chuyện nhớ con, nhớ nhà. Bởi vậy, ông Ngọc càng thấy thương họ nhiều hơn.
“Mỗi buổi chiều tối khi ngớt việc, các y bác sĩ thường đi tập thể dục quanh sân. Nhìn những gương mặt thẫn thờ, tôi biết họ buồn lắm. Tôi chỉ xa nhà có hơn 1 tháng cũng rất chạnh lòng rồi, có những y bác sĩ còn mấy tháng không được về nhà…”, ông Ngọc kể.
Mỗi lúc như vậy, ông Ngọc lại gọi với, động viên: “Các cháu cố lên. Sắp hết dịch rồi”.
Hình ảnh một nữ điều dưỡng lặng lẽ đứng ngắm mưa qua khung cửa kính bệnh viện
Những hình ảnh, câu chuyện cảm động về đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đã được ông Ngọc “gom” lại bằng tất thảy niềm yêu mến, cảm phục để sáng tác một bài thơ đặc biệt, có tên “Áo trắng em mang”.
“Em đã chọn màu áo trắng tinh khôi
Cùng sánh vai đi hết cả cuộc đời
Dẫu biết rằng dấn thân là vất vả
Em chọn rồi màu trắng của tôi ơi
Buổi bình mình le lói ánh mặt trời
Em lặng thầm trong dòng đời hối hả
Mang kim tiêm, ống truyền trên xe chở
Nụ cười trên môi, thăm khám bệnh ân cần
Em nhẹ nhàng thao tác việc chuyên môn
Còn bệnh nhân, nhăn mặt cơn đau đớn
Cũng dịu lại như những tia nắng sớm
Hẹn ngày về khi bệnh đã lùi sau
Thật bất ngờ đại dịch đến từ đâu?
Vũ Hán, Á, Âu, lan vào nước Mỹ
Cả thế giới rung động “ngày thế kỷ”
Hoảng loạn, nháo nhác, cảnh giác buông xuôi
Việt Nam ta có truyền thống lâu đời
Cùng đồng lòng chung tay ta dập dịch
Gương cha ông đã đi trước thắng địch
Ở tuyến đầu những áo trắng xông lên
Dẫu vất vả không kể ngày hay đêm
Gác việc nhà xa chồng con tạm vắng
Khoác lên mình tinh khôi màu áo trắng
Vào chiến trường tiêu diệt giặc “Cô vi “
Trời trở rét mà lấm chấm mồ hôi
Mắt cay xè sau bao đêm thiếu ngủ
Ăn uống qua loa nhưng tinh thần luôn đủ
Không lùi bước khi xét nghiệm còn dương
Sau mỗi ca, nghỉ lưng tạm bên giường
Vừa chợp mắt lại tiếng còi cấp cứu
Choàng tỉnh dậy dụi mắt như hiện hữu
Mặc bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang
Cùng đồng đội vào trận đã sẵn sàng
Trong cuộc chiến ta là người quyết thắng
Để những nụ cười luôn luôn tỏa nắng
Ở đằng sau áo trắng thở nhẹ nhàng
Hết “giặc” rồi em “nổ” tiếng cười vang
Giang tay đón những tình yêu dịu ngọt
Xa bao ngày giọng chồng con thánh thót
Hạnh phúc nào bằng ôm trọn những yêu thương”.
Bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 bón từng thìa cháo cho bệnh nhân Covid-19 nặng
Hơn 1 tháng ở lại bệnh viện, ông Ngọc đã viết rất nhiều bài thơ như vậy. Ông bảo, vì ông muốn làm điều gì đó để bày tỏ lòng biết ơn với sự hy sinh của đội ngũ nhân viên y tế. Những bài thơ sau này được nhiều y bác sĩ truyền tay nhau và yêu thích khiến ông Ngọc rất hạnh phúc.
Làm công tác bảo vệ tại bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19, ông Ngọc từng phải chịu khá nhiều sự kỳ thị, xa lánh từ những người xung quanh. Ở lại viện dài ngày, những đêm trực thức trắng, người đàn ông 57 tuổi cũng có những lúc yếu lòng khi nhớ về người thân.
Thế nhưng, ông bảo, chứng kiến những hy sinh, vất vả của các y bác sĩ, ông thấy những khó khăn của mình thực nhỏ bé.
“Mong ước lớn nhất của tôi là dịch Covid-19 nhanh qua để cuộc sống của mọi người được trở lại bình thường. Đặc biệt, là để những người chiến binh áo trắng nơi tuyến đầu đỡ vất vả, sớm được đoàn tụ cùng gia đình”, ông Ngọc nói.