I/ Văn bản: Câu 2: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có những hình ảnh thơ đẹp, độc đáo có ý nghĩa sâu sắc. Hãy ghi lại và phân tích những hình ảnh thơ như thế. Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản: “Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố. Câu 4: Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Câu 5: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về số phận và vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của tác giả Nam Cao. Câu 6: So sánh kết thúc của văn bản “cô bé bán diêm”- An- đéc -xen và văn bản “Chiếc lá cuối cuối cùng”- O-hen-ri. Tác giả kết thúc câu chuyện như vậy đã gửi đến mỗi chúng ta thông điệp gì. II/ Tiếng Việt: Câu 1: Trong một cuộc họp lớp kiểm điểm bạn A hay đi học muộn, B nói: Cậu không được đi học muộn nữa vì như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của bản thân cậu mà còn ảnh hưởng đến phong trào thi đua của cả lớp. Bạn C cho rằng B nói như vậy là quá gay gắt, chỉ nên nhắc nhở bạn A là: "Cậu nên đi học đúng giờ”. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? Câu 2: Từ câu đã cho hãy thêm tình thái từ phù hợp để tạo ra những mục đích nói khác nhau. (nghi vấn, cảm thán...) Đây là bài kiểm tra Toán của Nam. Câu 3: Đặt câu: - Nghi vấn - Trần thuật - Cầu khiến - Cảm thán. Câu 4: Hãy viết một đoạn văn từ mười câu trở lên kêu gọi mọi người cách phòng bệnh nCovid -19 trong đó có dùng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Câu 5: Nêu đặc điểm, của câu ghép. Việt một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một biện pháp tu từ. Ghạch chân câu ghép và biện pháp tu từ. Câu 6: Theo tác giả Hoài Thanh: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người. Qua truyện ngắn đã học “Lão Hạc”, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, truyện “Cô bé bán diêm”. Hãy viết đoạn văn 10-12 câu chứng minh làm rõ quan điểm trên. III/ Tập làm văn: Đề: Nhắc đến Lang Liêu ai cũng nghĩ đến chiếc bánh Chưng thơm ngon và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu chiếc bánh ấy để mọi người hiểu thêm về nó.

2 câu trả lời

3,Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố để hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của nhan đề, qua đó hiểu được dụng của tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. "Tức nước vỡ bờ" - câu thành ngữ ám chỉ sự đấu tranh của con người khi bị dồn đến đường cùng. Đồng thời khẳng định qui luật đấu tranh trong cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Đối với những người nông dân bị áp bức trong xã hội phong kiến, họ không còn con đường nào khác ngoài việc đấu tranh để tự giải thoát mình.

4,

Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

- Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).

- Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.

- Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, ...

Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù - người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do.

5,

Các tác phẩm về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám đã lên án gay gắt xã hội thối nát thời xưa, một xã hội điêu tàn, bất lương, luôn luôn dồn ép những người dân vô tội vào cảnh bần cùng khốn khổ. Đồng thời, các câu chuyện cũng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của họ. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một trong những tác phẩm thành công nhất của đề tài này.

Ngay từ nhan đề của truyện đã giúp ta biết rằng nhân vật chính của câu chuyện là một ông cụ. Sự thực đã là như vậy, câu chuyện là cuộc đời của một cụ già vô cùng khắc khổ. Lão khắc khổ từ hình dáng đến số phận của mình. Đó là một ông lão già nua, bất hạnh vì cô đơn, bệnh tật lại luôn bị sự đói nghèo dằn vặt. Vợ chết sớm, lão phải lâm vào cảnh gà trống nuôi con một thân một mình nhưng khốn thay, con trai lão do không chịu nổi sự khổ cực bần hàn, sự lạnh lùng, đen bạc đã xin đi phu đồn điền cao su.

Vậy là vợ con đã đều rời xa lão, lão chỉ còn biết bầu bạn với con chó vàng. Lão coi nó như là một đứa con, đứa cháu, một người thân của mình để chia sẻ từng miếng cơm, manh áo của mình cho nó, ngày ngày bầu bạn, tâm sự với nó. Nhưng, cuộc sống dồn đẩy đến tận cùng, lão ốm nằm liệt giường, không làm được việc gì, phải ăn bòn vào tiền vườn vẫn để dành cho con. Tiếp sau, làng bị “mất nghề vé sợi” công ăn việc làm cũng hiếm hoi hơn. Lựa chọn duy nhất giờ đây là phải bán con chó đi vì một miệng ăn cũng đã không lo đủ rồi huống chi còn nuôi thêm một con chó – “ốc còn không mang nổi mình ốc thì làm sao vác cọc cho rêu” được ! Cái chi tiết lão bán con chó đì làm người đọc như chúng ta không thể không đau lòng. Hôm bán xong con vàng, lão sang nhà ông giáo để bộc lộ. Lão cố làm ra vẻ bình thường nhưng không thể giấu được nỗi đau trong lòng : “trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…”. Nỗi đau làm biến dạng khuôn mặt của con người già nua đầy đau khổ đó : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Hình ảnh đó càng làm nổi bật lên phẩm chất đáng quý của lão Hạc, đó là tính lương thiện và lòng thương con vô bờ bến. Lão bán con chó để không dùng vào tiền vườn, tiền để dành cho con về cưới vợ. Tình cha con sâu sắc của người nông dân già cả, nghèo khó khiến người đọc không khỏi cảm động và yêu mến

2,Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê mình với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài... Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thần, độc đáo như vậy.

3,Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố để hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của nhan đề, qua đó hiểu được dụng của tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. "Tức nước vỡ bờ" - câu thành ngữ ám chỉ sự đấu tranh của con người khi bị dồn đến đường cùng. Đồng thời khẳng định qui luật đấu tranh trong cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Đối với những người nông dân bị áp bức trong xã hội phong kiến, họ không còn con đường nào khác ngoài việc đấu tranh để tự giải thoát mình.

4,

Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

- Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).

- Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.

- Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, ...

Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù - người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do.

5,

Các tác phẩm về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám đã lên án gay gắt xã hội thối nát thời xưa, một xã hội điêu tàn, bất lương, luôn luôn dồn ép những người dân vô tội vào cảnh bần cùng khốn khổ. Đồng thời, các câu chuyện cũng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của họ. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một trong những tác phẩm thành công nhất của đề tài này.

Ngay từ nhan đề của truyện đã giúp ta biết rằng nhân vật chính của câu chuyện là một ông cụ. Sự thực đã là như vậy, câu chuyện là cuộc đời của một cụ già vô cùng khắc khổ. Lão khắc khổ từ hình dáng đến số phận của mình. Đó là một ông lão già nua, bất hạnh vì cô đơn, bệnh tật lại luôn bị sự đói nghèo dằn vặt. Vợ chết sớm, lão phải lâm vào cảnh gà trống nuôi con một thân một mình nhưng khốn thay, con trai lão do không chịu nổi sự khổ cực bần hàn, sự lạnh lùng, đen bạc đã xin đi phu đồn điền cao su.

Vậy là vợ con đã đều rời xa lão, lão chỉ còn biết bầu bạn với con chó vàng. Lão coi nó như là một đứa con, đứa cháu, một người thân của mình để chia sẻ từng miếng cơm, manh áo của mình cho nó, ngày ngày bầu bạn, tâm sự với nó. Nhưng, cuộc sống dồn đẩy đến tận cùng, lão ốm nằm liệt giường, không làm được việc gì, phải ăn bòn vào tiền vườn vẫn để dành cho con. Tiếp sau, làng bị “mất nghề vé sợi” công ăn việc làm cũng hiếm hoi hơn. Lựa chọn duy nhất giờ đây là phải bán con chó đi vì một miệng ăn cũng đã không lo đủ rồi huống chi còn nuôi thêm một con chó – “ốc còn không mang nổi mình ốc thì làm sao vác cọc cho rêu” được ! Cái chi tiết lão bán con chó đì làm người đọc như chúng ta không thể không đau lòng. Hôm bán xong con vàng, lão sang nhà ông giáo để bộc lộ. Lão cố làm ra vẻ bình thường nhưng không thể giấu được nỗi đau trong lòng : “trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…”. Nỗi đau làm biến dạng khuôn mặt của con người già nua đầy đau khổ đó : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Hình ảnh đó càng làm nổi bật lên phẩm chất đáng quý của lão Hạc, đó là tính lương thiện và lòng thương con vô bờ bến. Lão bán con chó để không dùng vào tiền vườn, tiền để dành cho con về cưới vợ. Tình cha con sâu sắc của người nông dân già cả, nghèo khó khiến người đọc không khỏi cảm động và yêu mến

2,Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê mình với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài... Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thần, độc đáo như vậy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm