I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một vật có khối lượng 10 kg thì vật đó có trọng lượng là A. 100N . B. 10N . C. 15N. D. 50N. Câu 2: Đơn vị của trọng lượng riêng là A. N B. Kg C. Kg/m3 D. N/m3 Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây không phải là máy cơ đơn giản? A. Cái búa nhổ đinh B. Cái bấm móng tay C. Cái kìm D. Cái thước dây Câu 4: Những vật nào có tính chất đàn hồi là A. sợi dây cao su C. tấm thủy tinh B. miếng gỗ D. tờ giấy Câu 5: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách một xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe đạp. D. Đọc một trang sách. Câu 6: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cân Rô-bec- van B. Cân đồng hồ C. Cân đòn D. Cân tạ Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm đổi hướng lực kéo. B. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm cho vật dịch chuyển nhanh hơn và quãng đường đi ngắn hơn. C. Dùng đòn bẩy có thể làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Dùng đòn bẩy có thể làm cho lực nâng vật lớn hơn trọng lượng của vật. Câu 8: Một bạn học sinh sử dụng thước đo có GHĐ là 30 cm và ĐCNN là 1 cm để đo chiều dài của chiếc bút chì. Hỏi đáp án nào sau đây là kết quả đúng của phép đo? A. 5,6 cm B. 6mm C. 1m D. 20cm Câu 9: Để đo thế tích vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần A. một bình chia độ bất kì B. một bình tràn C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình D. một ca đong Câu 10: Giới hạn đo của thước trên hình là bao nhiêu? A. 0 cm B. 16 cm C. 18 cm D. 20 cm Câu 11: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300 cm3và ĐCNN 5 cm3 . Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch 215 cm3 . Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu? A. 215 cm3 B. 85 cm3 C. 300 cm3 D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 12: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo khối lượng? A. Kilogam( kg) B. miligam( mg) C. Centimet( cm) D. Tấn Câu 13: Hoàn thiện câu sau: Chiếc đầu tàu hỏa đã tác dụng………………lên các toa tàu. A. lực đẩy B. lực kéo C. lực nén D. trọng lực Câu 14: Hai lực cân bằng là hai lực A. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật. B. cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật. C. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều, cùng tác dụng vào một vật. D. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 15: Trường hợp nào dưới đây có lực tác dụng làm biến đổi chuyển động? A. Dùng tay xé tờ giấy B. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại C. Bẻ viên phấn D. Một bạn học sinh đang nặn đất sét Câu 16: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì A. tập giấy có khối lượng lớn hơn B. quả cân có trọng lượng lớn hơn C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau D. quả cân và tờ giấy có thể tích bằng nhau Câu 17: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của quả nặng B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán lên bảng với mặt bảng Câu 18: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì ta dùng A. cân thước B. lực kế và thước C. cân và bình chia độ D. lực kế và bình chia độ Câu 19: Cầu thang xoắn là ví dụ về A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. ròng rọc. D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc Câu 20: Chọn câu sai: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng máy cơ đơn giản? A. Đưa xe máy lên xe tải. B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường. C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố. D. Không có trường hợp nào kể trên. II. TỰ LUẬN Câu 1: Một khối sắt có thể tích 0,5 m3 . Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 . Tính khối lượng của khối sắt đó. Câu 2: Một vật có khối lượng là 5 kg. Tính trọng lượng P của vật đó? Dùng

2 câu trả lời

Đáp án:1a,2c,3c,4a,5d,6a,7a,8d,9b,10d,11a,12c,13b,14a,15b,16c,17c,18d,19d,20d,

 

Giải thích các bước giải:

 

1.a

2.d

3.d

4.a

5.d

6.b

7.c

8.a

9.c

10. không có hình

11.b

12.c

13.b

14.a

15.b

16.c

17.c

18.d

19.d

20.d

II. Tự luận

câu 1:Tóm tắt: V=0,5 m3 ; D=7800kg/ m3

Giải

Khối lượng của khối sắt là: 

m=D: V=7800 : 0,5= 15600 kg

Câu 2: Tóm tắt: m=5kg

Giải

Trọng lượng của vật đó là:

P= m:10=5 : 10= 0,5 N