I: PHẦN TRẮC NGHIỆM. Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc thực dân Pháp xâm lược nước ta? A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên và nhân công rẻ. B. Do chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng suy yếu. C. Do nhà Nguyễn cấm người Pháp truyền đạo và buôn bán. D. Vì Pháp muốn khai hóa văn minh cho người Việt Nam. Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân xâm lược Việt Nam? A. Bảo vệ đạo Gia Tô. B. Quân đội nhà Nguyễn tấn công tàu chiến của Pháp ở cửa biển Đà Nẵng. C. Nhà Nguyễn không chịu thi hành hiệp ước Véc-xai đã kí với Pháp năm 1787. D. Triều đình nhà Nguyễn không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể Pháp. Câu 3: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. 30-8-1858. B. 31-8-1858. C. 1-9-1858. D.2.9.1858. Câu 4: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt nam tại đâu? A. Đà Nẵng. B. Huế. C. Hà Nội. D. Gia Định. Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng giai đoạn 1858-1859? A. Tôn Thất Thuyết. B. Phan Đình Phùng. C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 6: Thất bại trong đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2-1859, Pháp đưa quân tấn công ở đâu? A. Huế. B. Gia Định. C. Hải Phòng. D. Hà Nội. Câu 7: Quân Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa vào thời gian nào? A. Đêm 23 rạng sáng 24-2-1860. B. Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861. C. Đêm 23 rạng sáng 24-2-1862 D. Đêm 23 rạng sáng 24-2-1863. Câu 8: Miền Đông Nam Kì gồm 3 tỉnh nào? A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. B. Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. C. Gia Định ,Vĩnh Long, Hà Tiên. D. Vĩnh Long, Hà Tiên, Biên Hòa. Câu 9: Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào thời gian nào? A. 5-6-1859. B. 5-8-1860. C. 5-6-1861. D. 5-6-1862. Câu 10: Ai là người chỉ huy trận đánh đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông ? A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Phạm Văn Nghị. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 11: Người anh hùng đã để lại cho lịch sử câu nói khẳng khái” Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai? A. Trương Định. B. Phan Thanh Giản. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trần Thiện Chính. Câu 12: Ai là người được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái? A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Trương Quyền. D.Nguyễn Đình Chiểu. Câu 13: Những nội dung sau đây đúng hay sai ? Đánh dấu ( x ) vào cột em cho là đúng. Nội dung Đúng Sai 1. Rạng sáng ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng tấn công vào thành Gia Định, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta 2. Ngày 5-6-1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 3. Theo điều khoản của Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế phải thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. 4. Người chỉ huy trận đánh đốt cháy tàu Ét-pê-răng(Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông là Trương Định. 5. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 14: Em hãy nối mốc thời gian ở cột bên trái (A)với nội dung sự kiện ở cột bên phải (B) sao cho phù hợp. A B 1. Ngày 31-8-1858. A. Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. 2. Ngày 1-9-1858. B. 3000 quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. 3. Tháng 2-1859. C.Quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Đại Đồn Chí Hòa, Đại Đồn Chí Hòa thất thủ. 4. Đêm 23 rạng sáng ngày 24-2-1861. D.Quân Pháp tấn công thành Gia Định. 5. Ngày 10-12-1861. E. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 6. Ngày 5-6-1862. F. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng(Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông . 7. Từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867. G. Quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Câu 15: Em hãy điền tên nhân vật lịch sử cho phù hợp với nội dung sự kiện lịch sử. Nhân vật Nội dung sự kiện ……(1)……… Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại thực dân Pháp. ……(2)……… Lãnh đạo nghĩa quân tấn công đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng(Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông . ……(3)……… Được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. ……(4)……… Dùng văn thơ để chiến đấu, tác giả của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giụôc. ……(5)……… Hai lần bị giặc bắt. Được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ. II: PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào? Câu 2: Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?

2 câu trả lời

PHẦN TRẮC NGHIỆM

câu 1

a

câu 2

d

câu 3

b

câu 4

a

câu 5

c

câu 6

d

câu 7

d

câu 8

b

câu 9

c

câu 10 

b

câu 11

d

câu 12

a

câu 13

3s

5s

1 - A

2 - A

3 - C

4 - A

5 - D

6 - B

7 - B

8 - B

9 - D

10 - B

11 - C

12 - B

Câu 13:

1. S

2. Đ

3. Đ

4. S

5. S

Câu 14:

1 - B

2 - A

3 - D

4 - C

5 - F

6 - E

7 - G

Câu 15:

(1) Nguyễn Tri Phương

(2) Nguyễn Trung Trực

(3) Trương Định

(4) Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...

(5) Nguyễn Hữu Huân

Câu 1:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản  phương Tây phát đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông.

+ Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nên là mục tiêu xâm lược của thực dân pháp.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã suy yếu.

+ Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô đem quân xâm lược nước ta.

__________

- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả.

- Quân Pháp bước đầu thất bại.

- Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

__________

- Ngày 17/2/1859 thực dân Pháp tấn công vào Gia Định.

- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.

- Ngày 24/2/1861 Pháp chiếm được đại đồn Chí Hoà, thừa thắng chiếm tỉnh (Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh long)

- Ngày 5/6/1862, triều đình ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

Câu 2:

Ngay sau khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, nhân dân ta anh dũng chống trả quyết liệt, phong trào ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Lúc đầu chỉ ở Đà Nẵng, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ, rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc Kỳ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước