I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi ra giấy thi ( Ví dụ 1A ; 2B…) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. Câu 1. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng: A. Đổi hướng của lực kéo. B. Thay đổi trọng lượng của vật. C. Giảm độ lớn của lực kéo. D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo Câu 2. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đưa xe máy ở bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá bên cạnh. C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Câu 3. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A. Mặt phẳng nghiêng. B. Đòn bẩy. C. Ròng rọc cố định. D. Ròng rọc động. Câu 4. Dùng một ròng rọc động đưa một vật có khối lượng 30kg lên cao, dùng một lực là: A. 30N B. 300N C. 150N D. 15N Câu 5. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A.Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 6: Một chai thuỷ tinh được đậy nắp bằng kim loại. Nắp bị kẹt. Hỏi phải mở nắp chai bằng các cách nào trong các cách sau đây A. Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng nắp chai C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng cả nắp và chai Câu 7: Hiện tượng nào sau đây khi đun nóng 1 quả cầu bằng đồng A. Trọng lượng của quả cầu tăng. C. Trọng lượng riêng của quả cầu tăng B. Trọng lượng của quả cầu giảm. D. Trọng lượng riêng của quả cầu giảm Câu 8. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng? A. Nhôm, đồng, sắt B. Sắt, đồng, nhôm C. Sắt, nhôm, đồng C. Đồng, nhôm, sắt Câu 9. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1000cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là: A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa Câu 10: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại, muốn tách rời hai cốc ra, ta làm cách nào trong các cách sau: A. Ngâm cốc dưới vào nước nóng,cốc trên vào nước lạnh. B. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. C. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên vào nước nóng. D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh. II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? (1,5đ) Câu 2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ? (1,5 đ) Câu 3. . Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? (1đ) Câu 4. (1đ). Chú Bình muốn nâng hòn đá nặng 60 kg lên cao. Hỏi a) Nếu chú Bình sử dụng ròng rọc cố định phải dùng một lực kéo là bao nhiêu? b) Nếu chú Bình sử dụng pa lăng gồm 3 ròng rọc cố định và 3ròng rọc động thì phải dùng một lực kéo là bao nhiêu?

2 câu trả lời

Đáp án:

I. Câu 1 mình không thấy hình vẽ. 

2D

3C

4D

5B

6A

7D

8B

9B

10A

II. Tự luận. 

1 Tại vì khi nung nóng sắt sẽ mềm, phải tra luôn, lúc nguội sẽ khó khâu. 

 2 Tại vì khi đun nước nếu đổ nước quá đầy thì sẽ bị tràn ra. 

3 Vì để tránh trường hợp :Nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nắm chai. 

4 a) Thì chú Bình phải dùng một lực ít nhất bằng 600N

b) Nếu chú Bình sử dụng pa lang như trên thì sẽ được lợi về lực 3.2=6 lần về lực, lực kéo lúc đó là 100N

Giải thích các bước giải:

 

I. Trắc nghiệm.

1. Thiếu hình ảnh  2.D  3.C  4.D  5.B  6.A  7.D  8.B  9.B  10.A

II. Tự luận.

Câu 1:

Làm vậy để khâu nở ra dễ tra vào cán hơn nhưng mục đích chính là để khi nguội nó sẽ co lại và bám chặt vào cán.

Câu 2: Nước đang nóng sẽ nở ra vì nhiệt đổ quá đầy sẽ làm hỏng ấm.

Câu 3: Khi chai nước ngọt tiếp xúc với nhiệt độ cao làm nước nóng lên và nở ra dẫn đến dễ hỏng chai nên người ta hạn chế đổ nước ngọt đầy.

Câu 4: Hòn đá 60kg có trọng lượng là P=10m=10.60=600N

a, Nên nếu sử dụng ròng rọc cố định thì cần một lực kéo bằng trọng lượng của vật là 600N

b, Nếu sử dụng pa lăng như trên sẽ được lợi 3.2=6 lần về lực nên cần một lực là: 600/6=100N để nâng hòn đá đó lên.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm