I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng: 1/ Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân viết về đề tài gì? A. Người tri thức. C. Người nông dân B. Người phụ nữ D. Người lính. 2/ Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận được in trong tập thơ nào? A. Đất nở hoa. C. Lửa thiêng B. Trời mỗi ngày một sáng. D. Hương cây bếp lửa 3/ Chủ đề chính của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" là gì? A. Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. B. Trân trọng những khát khao sáng tạo trong nghệ thuật. C. Nói lên quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là phải biết hi sinh vì người khác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung. D. Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn con đường đi của mình trong cuộc sống. 4/ Trong câu thơ: "Chỉ cần trong xe có một trái tim " Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Hoán dụ C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa 5/ Thành ngữ "nói nước đôi" có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm lịch sự B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức 6/ Từ: ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu) B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt) C.Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng .(Bằng Việt) D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. (Chính Hữu) Câu 2: Điền từ còn thiếu trong phần trích dưới đây .................., tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, lời dẫn............... II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1: 2 điểm "Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì MiềnNamphía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật ) Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó) Câu 2: (6 điểm) Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa

2 câu trả lời

1c

2c

3a

I.

1.C

2. B

3. A

4. B

5. D. Ccahs thức

6. A

II. Cách dẫn trực tiếp/ trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

III.

1.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ

- Cảm nhận đoạn thơ

+ Thiếu thốn khó khăn: xe không kính, mui, đèn, thùng xe xước

+ Nhưng ngời sáng tinh thần yêu nước của các chiến sĩ: phân tích 2 câu cuối

- Tổng kết

2.

MB:

– Hôm nay tôi mở tủ chợt thấy chiếc khăn tay mà bà đã tặng nhân dịp sinh nhật tôi.

– Nhớ đến hình ảnh của bà.

TB:

– Tối hôm đó là sinh nhật của tôi, bạn bè kéo đến đông ngồi chật cả nhà.

– Tôi rất vui vì các bạn đến đông đủ và được tặng rất nhiều quà.

– Một lát sau, bà ra chúc mừng và tặng tôi quà.

– Bà đưa cho tôi một chiếc hộp giấy nhỏ được gói cẩn thận bằng giấy bóng màu hồng, phía treen còn thắt nơ nữa. Tôi rưng rưng đỡ lấy chiếc hộp.

– Nhìn món quà tôi muốn mở ra ngay, nhưng cuois cùng cũng đợi được đến hết bữa tiệc.

– Tôi mở món quà và thất vọng khi nó không phải là thứ tôi thích. Món quà rơi xuống đất lúc nào tôi không biết.

– Đê đó, tôi ngủ giữa đống đồ chơi. Trong giấc ngủ mơ màng hình như có người nhẹ nhàng bước vào phòng đắp chăn cho tôi, hình như người đó còn đến bên bàn đồ chơi, cúi xuống làm gì đó.

– Sáng dậy, bố trách tôi vì đã xem thường món quà của bà.

– Tôi ấp úng quay ra nhìn món quà nằm ngay ngắn trên bàn. Thì ra đêm qua bà là người đã vào phòng tôi.

– Tôi vội tụt xuống đất, chạy ngay đến phòng bà, nhưng khi đến nơi tôi lại chỉ dám hé cửa nhìn bà.

– Tôi muốn vào xin lỗi bà, nhưng đôi chân nặng trĩu, cổ họng nghẹn ứ, không sao nói lên lời.

– Một thời gian sau bà tôi phải nhập viện vì ốm quá nặng. Ngồi bên bà, tôi cảm thấy ân hận quá, lòng tôi nhói đau, khóe mắt tôi cay cay, rồi nước mắt cứ trào ra, tôi không dám khóc to vì sợ bà thức giấc.

– Trước khi mất bà đã nói với tôi: “Những ngày ở trên giường bệnh là những ngày bà hạnh phúc nhất, vì bà đã được sống trong tình thương của cháu. Bà muốn cháu hãy dũng cảm lên, đừng khóc nữa và học giỏi lên”. Tôi hứa với bà như vậy và vội xin lỗi bà về chuyện chiếc khăn tay.

– Bà mất. Đứng bên mộ bà tôi thấm buồn vì lần nữa, có những việc ta không kịp sửa chữa đẻ rồi phải ân hận suốt đời.

KB:

– Nghĩ về kỉ vật đơn sơ mà vô giá.

– Hiểu ra một điều: vì lần nữa, có những việc ta không kịp sửa chữa để rồi phải ân hận suốt đời.