I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ở đời, chết vì thuốc độc, muôn người họa mới phải một người, chứ chết vì ăn không ngồi rồi thì thật nhiều. Cái độc ăn không ngồi rồi rất thảm, rất hại. Nay ta hãy đem một vài sự đáng sợ để thí dụ mà nghe. Xe đi trên mặt đất, đi chỗ gập ghềnh, thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu. Thuyền đi trên mặt nước, đi chỗ ghềnh thác, thường được vững vàng hơn đi giữa lòng sông. Tại sao vậy? Tại vì, biết là khó khăn mà giữ gìn thì được yên, cho là dễ dàng, mà khinh thường thì phải hỏng (bại vong) [...] Những lúc thư nhàn, thử nghĩ mà coi. Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém? Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây? Vì đâu mà hóa ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau? Vì đâu thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ? Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không ngồi rồi mà ra cả. Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của những điều ác. Cửa ấy người giỏi vào đến lúc ra thì dở; người tỉnh vào, đến lúc ra thì mê; người cương trực vào, đến lúc ra thì thành liệt nhược; người thanh khiết vào, đến lúc ra thì thành ô uế; sự ăn không ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước, nghĩ chẳng đáng sợ lắm ru! (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017, trang 94) Câu 1. Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích. Trong đó, thao tác nào là thao tác chính? (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém? Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây? Vì đâu mà hóa ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau? Vì đâu thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ? Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không ngồi rồi mà ra cả. (1,0 điểm) Câu 3. Lí giải tại sao tác giả lại cho rằng: Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của những điều ác? (1,0 điểm) Câu 4. Hãy khái quát nội dung của đoạn trích trong 01 câu văn. (0,5 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng ăn không ngồi rồi trong xã hội hiện nay.
2 câu trả lời
I. Đọc - hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm (có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa)
Câu 3: Câu “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh” được hiểu là: Con người có thể làm chủ bản thân, thay đổi hoàn cảnh, tạo cơ hội cho chính bản thân mình, không lệ thuộc vào hoàn cảnh
Câu 4: Các em đưa ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình
II. Làm văn
Câu 1: Dàn ý hướng dẫn
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của suy nghĩ tích cực trong đời sống con người.
Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt, luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
- Bàn luận
- Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.
Những suy nghĩ tích cực cũng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua căng thẳng, stress trong cuộc sống hơn
Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc. Người nhìn nhận mọi việc với con mắt tiêu cực sẽ gặp trở ngại lớn trong sự nghiệp, vì không dám đương đầu với thách thức cũng như không có niềm tin vào khả năng của bản thân.
- Suy nghĩ tích cực giúp bạn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lực để cống hiến hết sức mình với công việc hiện tại và gặt hái thành công
- Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan...
- Đa số những người thành công đều có lối sống và tư duy tích cực (lấy dẫn chứng minh họa)
- Bài học nhận thức và hành động
Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân
Tránh xa tất cả các ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía, thậm chí từ người thân trong gia đình hay một người bạn thân.
Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào
Tập thói quen mỉm cười để làm cho tinh thần thoái mái hơn và hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Hiểu rằng bản thân cần gì và dành thời gian cho bản thân
Hãy nghĩ rằng mình là một người tích cực và bạn rất yêu cuộc sống này
III. Kết bài:
- Mọi người cần xây dựng cho bản thân quan điểm, suy nghĩ tích cực để thành công trong cuộc sống
Câu 2: Hướng dẫn làm bài
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ”
- Diễn biến tâm lí của Mị
- Mới đầu nhìn A Phủ bị trói, Mị dửng dưng, vô cảm, lạnh lùng:
Đêm tình mùa xuân hồi sinh tâm hồn Mị, sau đó Mị lại trở về với cuộc sống lặng câm, vô cảm.
Mị vô cảm với chính mình: bị A Sử đạp ngay ở cửa bếp nhưng những đêm sau Mị vẫn dậy để thổi lửa hơ tay -> Mị không cảm nhận được nỗi đau thể xác và tủi nhục về tinh thần.
Vô cảm với người đồng cảnh ngộ - A Phủ: Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi. Mị vô cảm, dửng dưng, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Mị không biết, không hay, không quan tâm, chỉ biết chỉ cò ở với ngọn lửa.
- Từ vô cảm đến đồng cảm:
Dòng nước mắt “bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ đã đánh thức lòng nhân ái trong Mị, làm tan chảy trái tim băng giá, vô cảm của Mị.
Mị thương mình, thương người
Nhận thức được tội ác của giai cấp thống trị: lên án, nguyền rủa, kết tội.
Nhận ra sự bất công phi lí “ người kia việc gì phải chết”
Lòng thương người, nỗi căm hờn, sự đồng cảm giai cấp vượt lên nỗi sợ hãi, vượt lên cường quyền và thần quyền -> Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ.
- Nghệ thuật:
Tình huống truyện độc đáo
Biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
Trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn.
* Nhận xét sự thay đổi tâm lí và hành động của Mị qua 2 chi tiết:
Từ sự vô cảm, dửng dưng, lạnh lùng, Mị thương mình thương người, đồng cảm với A Phủ. Đây là bước chuyển của sự phát triển tâm lívà hành động tất yếu, hợp logic ở nhân vật. Từ sự vô cảm, Mị ý thức được thực tại, tâm hồn sống dậy, không cam chịu-> phản kháng mãnh liệt để giải phóng cho người đồng cảnh ngộ và cho chính mình.
*Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm:
- Lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ đau của con người.
- Lên án thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của con người.
- Phát hiện, trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao đẹp của người lao động.
- Đặt niềm tin và nhìn thấy sức vươn dậy, khả năng phản kháng mạnh mẽ và khả năng làm cách mạng của người lao động nghèo vùng cao.
1, Các thao tác lập luận được sử dụng là: thao tác lập luận bình luận, thao tác lập luận chứng minh
Thao tác lập luận bình luận là thao tác chính
2, Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là điệp ngữ "Vì đâu". Tác dụng: nhấn mạnh vào những tác hại, hậu quả mà việc lười biếng, ăn không ngồi rồi đem đến cho con người. Đó là những tác hại như: suy giảm ý chí, làm hỏng công việc, lãng phí thời gian, u mê lạc lối, chểnh mảng, lêu lổng,...
3,
Tác giả cho rằng "ăn không ngồi rồi là cái cửa của những điều ác" bởi vì khi cuộc sống quá dễ dàng, đủ đầy và hạnh phúc, con người thường có xu hướng suy giảm ý chí, không có xu hướng vươn lên cố gắng, khinh thường những việc dễ hay những việc thấp kém; từ đó việc ăn không ngồi rồi được biểu hiện bằng thái độ sống lãng phí thời gian, u mê lạc lối cũng như chểnh mảng trong công việc. Chính vì vậy, lâu dần, nhân phẩm và đạo đức của con người bị suy giảm, từ đó con người dễ vướng vào những điều xấu, điều không tốt. Vậy nên, tác giả cho rằng "ăn không ngồi rồi là cái cửa của những điều ác"
4,
Nội dung của đoạn văn là: Đoạn văn đã nêu lên được tác hại và hậu quả của thái độ sống lười biếng, ăn không ngồi rồi; đó là tai họa và là cửa đến những điều không tốt
***
Trong cuộc sống hiện nay, thái độ sống ăn không ngồi rồi là thái độ sống chưa đúng đắn ở một bộ phận không nhỏ người trẻ hiện nay. Thật vậy,việc ăn không ngồi rồi sẽ đem đến rất nhiều hậu quả cho chính sự phát triển và tương lai của chính người đó. Đầu tiên, thái độ sống ăn không ngồi rồi sẽ làm cho con người trở nên ù lì, chậm chạp, chây ì và không có hướng đi trong tương lai. Sự lười biếng và chây ì sẽ giết chết sự sáng tạo và năng động ở mỗi người. Dường như, việc ăn không ngồi rồi đưa con người vào vòng xoáy luẩn quẩn, không tạo được sự bứt phá gì trong cuộc sống của chính mình. Thứ hai, việc ăn không ngồi rồi sẽ là vật cản trên con đường xây dựng sự nghiệp. Người lười biếng, ăn không ngồi rồi sẽ chẳng thể nào làm việc và học tập 1 cách nghiêm túc, hiệu quả được. Cuối cùng, việc ăn không ngồi rồi có thể gây hại cho những người xung quanh. Người ăn không ngồi rồi sẽ trở thành gánh nặng đối với người thân và thậm chí lâu ngày, tư tưởng của những người ăn không ngồi rồi sẽ trở nên hẹp hòi vì không được mở mang, sinh ra sự xấu tính và ghen ghét đối với người khác. Tóm lại, thái độ sống ăn không ngồi rồi là thái độ sống không nên có ở bất cứ ai, đặc biệt là những người trẻ.