I/ Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn, để: A. dễ dàng tu sửa cầu. B. tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. C. tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên. Câu 2: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 50 0 C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất? A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt Câu 3: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảmđ i. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọnglượngcủavật tăng lên. Câu 4: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ. Câu 5: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì: A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt. B. Bê tong nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt. C. Bê tong và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau. D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông. Câu 6: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Khối lượng của hòn bi tăng. B. Khối lượng của hòn bi giảm. C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm. Câu 7: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy? A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại. B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra. C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại. D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra. Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. Câu 9: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi. B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi. C. Chỉ có thể tích thay đổi. D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi. Câu 10:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi? A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi. B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi. C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau. D. Cả ba kết luận trên đều sai. II/ Hãy giải thích các hiện tượng sau: Câu 1: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổn nước thật đầy ấm? Câu 2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy Câu3:Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? Câu4: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích (bình thủy), rồi dậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra. Làm thế nào để tránh hiện tượn gnày? Câu5: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
2 câu trả lời
Đáp án:
I/
1C 6d
2A 7d
3B 8a
4B 9a
5C 10c
II/
1.Khi đun nóng, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi bị đun nóng nước trong ấm sẽ nở ra và tràn ra ngoài.
2.Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai
3. Xe đạp khi bơm căng , nếu để ngoài trời nắng sẽ xảy ra hiện tượng dãn nở vì nhiệt mà chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên phần khí bên tron sẽ nở to. Khi chất khí đang co dãn mà có vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn dẫn đến nổ lốp.
4.-Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
-Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
5.
Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.
Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ
Hãy vote và cảm ơn nếu câu trả lời hữu ích nhé
Đáp án:
I/ Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn, để:
A. dễ dàng tu sửa cầu.
B. tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. tạo thẩm mỹ.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 2: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi
tăng thêm 50 0 C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086
cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ
tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt
B. Nhôm – Sắt – Đồng
C. Sắt – Nhôm – Đồng
D. Đồng – Nhôm – Sắt
Câu 3: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảmđ i.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọnglượngcủavật tăng lên.
Câu 4: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút.
B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ.
D. Làm lạnh đáy lọ.
Câu 5: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tong nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tong và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 6: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng.
B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Câu 7: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao
vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 9: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
C. Chỉ có thể tích thay đổi.
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Câu 10:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
II/ Hãy giải thích các hiện tượng sau:
Câu 1: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổn nước thật đầy ấm?
Vì khi nước sôi,nước nở ra => nếu đổ nước thật đầy thì nước sẽ bị trào ra ngoài
Câu 2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy
Vì trong quà trình vận chuyển nếu ở vùng có nhiệt độ cao => trời nắng nóng => nước nở ra vì nhiệt => nước bị trào ra gây tổn hại
Câu5: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước
nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Vì thủy tinh dẫn nhiệt kém,nên khi rót nước nóng vào thì chỗ nóng lên nở ra còn chỗ chưa nở ra vì thủy tinh chưa dẫn nhiệt => dễ vỡ
Thuỷ tinh càng dày thì dẫn nhiệt càng kém=> càng dày thì rót nước nóng càng dễ vỡ
Giải thích các bước giải: