I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi người đều có những tham vọng cho riêng mình, quan trọng là tham vọng đó mang tính tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người tham vọng muốn làm ra thật nhiều tiền, có người khao khát thành công, có người say mê quyền lực... Họ quên đi những gì mà mình đã có và đang có, bằng mọi giá tìm kiếm thêm mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Ham muốn tích cực thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, ngược lại những ham muốn tiêu cực chính là nguyên nhân của những đau khổ. Có đôi lúc chúng ta vẫn nhận thức được ham muốn nào cần từ bỏ, nhưng ý chí lại không đủ mạnh để gạt bỏ nó. Nếu chúng ta không biết cách kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải được sự cố chấp của bản thân, khi đó cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản. (Trích Cái giá của lòng tham - Minh Uyên) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Tìm những biểu hiện của lòng tham được nêu trong văn bản. Câu 3. Anh/Chị có suy nghĩ thế nào về ý kiến: những ham muốn tiêu cực chính là nguyên nhân của những đau khổ. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: tiết chế được lòng tham cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản không? Vì sao?

1 câu trả lời

C1. PTBĐ nghị luận

C2. 

- Muốn làm ra thật nhiều tiền, có người khao khát thành công, có người say mê quyền lực...

C3. 

- Theo em ý kiến này hoàn toàn đúng lòng ham không phải là xấu mà cách chúng ta suy nghĩ, hay cách thể hiện. Nếu lòng ham tích cực thì sẽ chúng ta phát triển hơn nhưng là lòng ham tiêu cực bạn sẽ luôn luôn có những suy nghĩ xấu, không kiềm chế lòng ham sẽ làm cho sự đau khổ lên ngôi.

C4. 

- Em đồng ý với ý kiến trên

- Lòng tham cũng có mặt xấu và tốt khác nhau. Nhưng viêc mà chúng ta có thể kiềm chế được lòng tham sẽ làm cuộc sống của chúng ta nhẹ nhõm hơn. Nếu bạn cứ lúc nào cũng tham, tham sân si sẽ làm cho ta đau khổ hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm