Hiện tượng nói tục, chửi bậy đang ngày càng tràn lan trong giới trẻ. Những câu nói vô cùng phản cảm được thốt ra một cách vô tư từ các bạn trẻ là hiện tượng không còn xa lạ, thậm chí trở nên phổ biến. Tại các cổng trường, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh túm năm, tụm bảy nói chuyện rôm rả bằng những ngôn từ thiếu văn hóa. Nói tục, chửi bậy gần như đã trở thành “mốt” thời thượng của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Không chỉ “thô thiển” trong cách nói chuyện với nhau, nhiều bạn trẻ còn ngang nhiên sử dụng facebook để chửi cả những người xung quanh mình. Các trang mạng xã hội "đo" vấn đề được quan tâm của chủ nhân bằng các like hay unlike (thích hay không thích) và các comment (phản hồi). Vì vậy, rất nhiều người trẻ cho rằng: Được càng nhiều comment hay like là chứng tỏ sự "thu hút" của mình trước một cộng đồng lớn (dù cộng đồng đó là ảo). Do đó, không sự thể hiện nào nhanh hơn là lôi những câu chửi bậy lên dòng "trạng thái" của mình để gây sự chú ý. Và với văn hóa comment kiểu a dua, thiếu xây dựng, không mang tính đóng góp… như phần lớn thói quen comment của người trẻ Việt hiện nay thì chủ nhân của những lời lẽ bậy bạ kia mãi mãi không biết đến cái sai và sự lố bịch của mình. Theo GS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, việc học sinh văn tục, chửi bậy đã trở thành “vấn nạn của toàn xã hội”. Theo ông: “Nếu chúng ta cứ thả lỏng thế hệ trẻ thì đó lại là một hình ảnh xấu, không đẹp đẽ gì. Từ buông lỏng về mặt ngôn ngữ sẽ có buông lỏng về hành vi, cái đó chúng ta phải ngăn chặn, mục đích của điều đó làm cho chất lượng cuộc sống của thế hệ trẻ được tốt hơn”. (Trích Văng tục từ ngoài đời đến … văn bản– Nhã Anh, báo Petro Times) Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh, chị là gì ? Lí giải ? Ai giúp mình làm câu này vs ạ 🤧

1 câu trả lời

Thông điệp:

+ Nên hạn chế nói bậy

+ Sắp xếp lại từ ngữ, hành vi

+ Không a dua, sống ảo, không chửi bậy

Vì:

+ Nó giúp em thay đổi góc nhìn về thế giới ảo

+ Hiểu hơn về vấn nạn xã hội chửi bậy

Câu hỏi trong lớp Xem thêm