Hiện nay các nước quan tâm thế nào đến gạo xuất khẩu của VN???

1 câu trả lời

Tại báo cáo gửi Thủ tường gần đây liên quan đến tình hình sản xuất, dự trữ và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã ghi nhận một số phản ứng quốc tế sau khi Việt Nam tạm dừng cho phép xuất nhập khẩu mặt hàng này. Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, đề nghị Việt Nam ưu tiên xuất khẩu gạo vào nước này và có thể đưa Philippines vào trường hợp ngoại lệ không áp dụng lệnh ngừng xuất khẩu gạo.

+Trước đó, trong năm 2019, Philippines là đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với số liệu được Tổng cục Hải quan ghi nhận là 2,1 triệu tấn, tương đương khoảng 885 triệu USD. Trong khi đó, tổng sản lượng gạo nhập khẩu của nước này năm ngoái là khoảng 3 triệu tấn, theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ.

Trao đổi với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ông Dominguez cũng thừa nhận hiện Việt Nam là nhà cung cấp gạo rất quan trọng với Philippines, đặc biệt trong bối cảnh nước này cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do vậy, bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng lương thực cũng có thể làm thị trường nước này rối loạn, thậm chí gây ra bất ổn xã hội. Ngoài ra, ông Dominguez cũng gửi thư với nội dung tương tự tới Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

+Về phía Australia, ngày 27/3, bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam cũng gửi thư cho Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ quan ngại trước quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo. Trước đó, nước này đã nhập hơn 17.800 tấn gạo từ Việt Nam trong năm 2019, tăng gấp rưỡi cả về lượng và giá trị so với một năm trước đó, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.

Cũng ghi nhận phản ứng là thị trường Hong Kong khi Hiệp hội các nhà bán buôn và nhập khẩu gạo tại đây đã gửi thư tới Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 24/3 thể hiện sự quan ngại về lệnh ngừng xuất khẩu gạo. Hiệp hội phía Hong Kong khẳng định Việt Nam luôn là một nguồn cung chính với đặc khu này. Hiện thị phần gạo Việt Nam tại Hong Kong là 30% và người tiêu dùng tại đây phụ thuộc vào việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Hiệp hội phía Hong Kong đề nghị VFA báo cáo quan ngại của hiệp hội này lên Chính phủ Việt Nam.Tuy nhiên, sau khi nhận được báo cáo của Bộ Công Thương với đề xuất cho nối lại xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 (sau khi đã trừ đi các nhu cầu dự trữ và tiêu dùng trong nước), ngày 31/3, Thủ tướng đã yêu cầu bộ này báo cáo lại phương án trước ngày 5/4. Phương án báo cáo cần đảm bảo nguyên tắc dư giả tiêu dùng cho 100 triệu dân, cũng như phục vụ các mục tiêu khác như dự trữ, hỗ trợ các nhiệm vụ quan trọng. Trước đó, Việt Nam đã dừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3 sau quyết định của người đứng đầu Chính phủ tại cuộc họp về an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm