Hãy xây dựng kể một tiểu phẩm về chủ đề liêm khiết

2 câu trả lời

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Để Đảng ta thật sự là một Đảng lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì trước hết cán bộ, đảng viên phải thực hành đoàn kết và thanh khiết. Chính vì lẽ đó, trong những phẩm chất cần có của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chữ LIÊM.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, LIÊM là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân: “Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người chỉ rõ, do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất Liêm tức là trộm cắp. Người đã dẫn câu nói của Khổng Tử để răn dạy những kẻ bất Liêm rằng: Người mà không liêm không bằng súc vật. Và trong thực thi quyền lực, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy

Để thực hiện chữ LIÊM, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bởi lẽ, theo Người, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Người nói: “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”. Vì lẽ đó, hơn ai hết, cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết để làm tấm gương cho quần chúng noi theo. Theo Người, một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ.

Dưới tư tưởng Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách to lớn để từng bước cập bến bờ thắng lợi. Ngày nay, sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ kinh tế đến văn hoá... Đặc biệt, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được Đảng ta nhận thức rõ hơn. Song, để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong đó, một trong những thử thách lớn nhất đối với chúng ta hiện nay là tình trạng thoái hoá, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền, mà biểu hiện của nó là bất LIÊM. Vì bất LIÊM mà tham ô, tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”, đang làm lệch chuẩn những mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, làm băng hoại đạo đức - phong hoá, làm cho lòng dân không yên, đe doạ đến sự an nguy của chế độ… Vì vậy, hơn lúc nào hết, hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải ra sức thực hành chữ LIÊM.

Trước hết, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết. Đảng lãnh đạo và những cán bộ, đảng viên của Đảng phải là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại. Vì vậy, chúng ta phải quán triệt trong thực tế tư tưởng và cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc Người đã dặn lại: “Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Ở thời điểm hiện nay, cần phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp... sao cho chặt chẽ, đồng bộ, không còn kẽ hở cho tham nhũng lợi dụng luồn lách. Mặt khác, để phòng, chống tham nhũng lâu dài, đi đôi với siết chặt cơ chế, luật pháp còn phải thường xuyên tăng cường công tác giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên. Cần đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành yêu cầu thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - một kẻ thù nguy hiểm, một thứ “giặc nội xâm”, là nguồn cội của bất LIÊM.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, một trong những nguồn gốc của “quan tham” là do “dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót thì “quan” dù “không Liêm” cũng phải hoá ra “Liêm”. Vì vậy, cần phải nâng cao dân trí để dân biết quyền hạn của mình, biết kiểm soát cán bộ, để “giúp” cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Đồng thời, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất LIÊM, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.

Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc của dân, do dân, vì dân như mong đợi của nhân dân và như ý nguyện của Bác Hồ.

Tổng hợp Những câu chuyện về về tính liêm khiết hay nhất

1.Tính liêm khiết của Mạc Đỉnh Chi

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :

- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

Viên quan tâu với vua :

- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.

- Vậy khanh có cách nào khác không?

- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :

- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp :

- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.

Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

2. Tính liêm khiết nơi giảng đường

Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm