hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong văn bản truyện KÍ Việt Nam đã học

2 câu trả lời

"Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh.

Chí Phèo sinh ra tại một cái lò gạch cũ, được người làng truyền tay nhau nuôi, đến khi hắn đi ở cho Bá Kiến. Bá Kiến vì ghen tuông mà đã đẩy Chí Phèo vào tù, nơi đó bắt đầu hình thành những oán hận và cả nỗi đau. Chí Phèo đã dần đánh mất đi bản thân, đánh mất đi sự lương thiện. Sau mấy năm ở tù, Chí Phèo về làng, trở thành một con người khác

Xã hội đã cướp đi nhân cách, bản tính lương thiện và cả ước muốn làm người của Chí Phèo. Hắn trở về từ nhà tù, biến thành một kẻ chuyên đi rạch mắt ăn vạ, hắn phá tan đi bao nhiêu gia đình ở làng Vũ Đại. Cả làng ai cũng sợ hắn, vì bộ mặt gớm giếc và hành động tàn bạo. Cuộc sống của một con người thay đổi hoàn toàn, hắn lấy nghề rạch mặt, đâm thuê chém mướn làm nghề sống. Chí Phèo bị người làng xa lánh, hắn trở về làm cho nhà Bá Kiến. Lại một lần nữa người đọc thấy được sự bế tắc, bước đường cùng của Chí Phèo. Hắn lại trở về nơi ngày xưa đã đẩy hắn vào cảnh cơ cực như bây giờ. Có lẽ đây chính là sự bế tắc của người dân thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến.



.... Không có con chó vàng, có lẽ truyện "Lão Hạc” không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.

Ở đây, con chó nào đâu chỉ sắm một vai truyện. Cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng, Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng quý những cuốn sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản “Lão lẩm nhẩm quy ra tiền”, một  “vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt”, nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.

Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây, vẫn là tư cách thứ tư của nó: một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm. Lão gọi là cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cưng nựng, dấu dí. Cứ thế, ranh giới, sự phân đẳng người - vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.

Cũng vì thế mà khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch. Lúc đường cùng, buộc phải trả con chó về địa vị thông thường của một vật nuôi, một tài sản, nghĩa là xóa bỏ tư cách một kỉ vật, một thành viên, một người bạn tận tụy trung thành, đối với lão là một tội hình khòng thể tha thứ.

Con chó không chỉ làm hiện lên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong lão Hạc. Đằng sau đó, Nam Cao còn kín đáo kí thác một triết lí đau buồn vẻ thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này.