hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn nạn bạo hành trong xã hội

2 câu trả lời

Nạn bạo hành, phần lớn tạo ra bởi chính từ những con người không có lương tâm, dã man mất hết đạo đức của một con người, và điều đáng nói, đáng xót xa hơn nữa; thủ phạm đã gây ra những cảnh bạo hành đó còn là cha là mẹ của các em, những bậc sinh thành đã không thương tiếc hành hạ trên chính thể xác và tinh thần của con mình, thật đáng hổ thẹn cho những bậc làm cha làm mẹ. Có rất nhiều lí do được những người này đưa ra trước cơ quan công an về hành vi dã man của mình. Âu! Đó cũng là lí do để phủ nhận hành vi, phủ nhận trách nhiệm của mình.

Có lẽ đây là lần đầu tiên dư luận lại có những động thái tích cực đồng loạt mạnh mẽ, có sự quan tâm đặc biệt, và tỏ thái độ gay gắt trước những hành vi đó. Họ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên để thấy tận mắt, nhìn tận mặt những nạn nhân của nạn "bạo hành". Tất cả đều xót xa rơi nước mắt trước những thân thể bầm tím, xanh xao, đầy những vết thương, đó là hậu quả của những trận đòn vô cớ gây nên. Các đối tượng phạm tội khi bị cơ quan công an phát hiện hành vi "bạo hành" của mình thì viện đủ thứ lí do để rủ bỏ trách nhiệm như: "Nó lì quá, tôi đánh nó để dạy nó" (lời của hai vợ chồng chủ trại tôm ở Cà Mau nói), rồi còn ngỡ ngàng trước lời nói của một người mẹ: "tôi đánh nó vì nó giống cha nó", trớ trêu thay chỉ vì mâu thuẫn với người cha mà đành lòng hành hạ con trong một thời gian dài như thế; rồi còn có cảnh dở khóc, dở cười, chính người mẹ lại nhốt con vào chuồng chó để răn dạy. Thật đáng buồn cho bậc làm cha làm mẹ.

Một khi nhận thức của các em còn bồng bột và non nớt thì các em làm sao hiểu hết những gì đang xảy ra với chính bản thân mình. Có đi chăng nữa cũng là những cơn đau hằn lên qua những trận đòn. Các em đáng nhận được tình thương yêu, sự đùm bọc, một sự che chở đúng nghĩa, được cắp sách đến trường thì ngược lại, các em bị ngược đãi, bị ghẻ lạnh. Các em bị hành hạ một cách dã man với những thủ đoạn và những dụng cụ nghe qua thì không khỏi rùng mình: Roi tre, dây, chổi, thậm chí những con người mất nhân tính dùng cả nước sôi, thanh sắt nung nóng... Những hành vi "bạo hành" như thế thật đáng để lên án, thật đáng để trừng trị, để răn đe.

Việc đáng nói ở đây là lương tâm, là đạo đức chỉ được dùng như cái vỏ bọc để những người như vợ chồng chủ trại tôm ở (Cà Mau), bà mẹ có đứa con giống cha hay nhiều trường hợp khác chưa được ánh sáng công lí phát hiện để thực hiện hành vi thú đội lớp người của mình. Loài vật còn biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau huống chi họ là một con người của xã hội văn minh, của một đất nước có pháp luật.

Khi xảy ra vụ việc, mà là những vụ được thực hiện trong một thời gian dài như thế mà không bị phát hiện, không bị xử lý, khi phát hiện thì các em đã trong tình trạng nghiêm trọng, do tâm lí sợ sệt, sợ bị liên lụy của người dân. Một sự lạnh lùng đến tàn nhẫn, sự im lặng là dung dưỡng cho cái xấu. Họ đâu biết sự vô tình của họ, lơ là trong công tác quản lí đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Hằng ngày, các em vẫn phải chịu cảnh hành hạ, mà vẫn phải câm nín trong sự đau đớn của thể xác. Có thật hay không chuyện họ không hay, không biết gì về nạn bạo hành đó, hay họ cho rằng việc bình thường theo quan niệm của người Việt Nam "thương cho roi cho vọt" hay có sự phi lí nào trong cái không hay, không biết, không quan tâm đó.

Từ câu chuyện của bé Hào Anh (Đầm Dơi – Cà Mau), khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan chức năng đến để giải cứu và đưa em đi bệnh viện thì chính vợ chồng thủ phạm (Giang - Thơm) đã dúi vào túi mẹ của bé Hào Anh 1.000.000 đồng đề nghị viết đơn bãi nại, nhưng không được cơ quan công an chấp nhận, và tiếp theo là 20.000.000 đồng chỉ để có một tấm đơn bãi nại của phía gia đình bé Hào Anh (theo báo công an ra ngày 08.05.2010). Hành vi của Giang - Thơm có thể được coi là một hành vi mà khi hai nhân cách đã không còn lương tâm, không còn biết suy nghĩ, và thua loài cầm thú, không thể chấp nhận dù bất kì lí do gì.

Ở nước ta "Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có từ năm 1991, trong đó nêu các quyền cơ bản của trẻ và nghiêm cấm bất kỳ hành vi nào gây tổn hại sức khỏe, tinh thần trẻ. Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định phạt tiền những kẻ lợi dụng, đánh đập hoặc xâm phạm thân thể, làm đau đớn thể xác và tinh thần trẻ em. Bộ luật Hình sự có điều 110 về tội hành hạ người khác trong đó quy định người nào đối xử tàn ác với trẻ em lệ thuộc mình thì có thể bị phạt tù đến ba năm". Nhưng thực tế, có rất ít vụ được xử phạt, có cũng chỉ là qua loa, mang nặng hình thức.

Luật phải thật đi vào đời sống người dân, phải thật nghiêm minh, xử phạt đúng người đúng tội. Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn "bạo hành" đối với trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Để các em có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của xã hội. Nếu không thì những vết thương thể xác tinh thần sẽ mãi theo các em đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các em

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý 

A. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

 - Bạo hành là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột.

 - Bạo hành là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói. Sự ngược đãi xãy đến cho tất cả chúng ta, không chừa một ai: đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em.

 - Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt chủng làm hàng triệu người chết.

2. Bàn luận

- Với bạo hành thể xác: những hành vi như đá, đấm, tát…hay dùng hành động tác động trực tiếp đến nạn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân. 

- Bạo hành tình dục: là hành vi ép buộc quan hệ tình dục khi nạn nhân không muốn. Người phụ nữ có thể phải chịu đựng những lạm dụng này ngay tại nhà họ, tại nơi làm việc hay trường học. Những  kẻ lạm dụng thường là những người quen biết.

- Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên mới có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.

 - Mục đích của kẻ bạo hành là gieo rắt sự sợ hãi để kiểm soát và sai khiến chúng ta.

 - Sự bạo hành có thể được biểu lộ bằng sự nắm giữ tiền bạc hoặc chuyện ái ân vợ chồng như là một cách sai khiến hay áp lực người khác làm theo ý mình.

- Vấn nạn bạo hành thì đang ngày càng tiếp diễn và không có dấu hiện suy giảm. Là do những người bị hại không dám lên tiếng.

- Sự bạo hành thì do nhiều nguyên nhân gây nên có thể do mâu thuẫn, do không kiểm soát được hành vi của mình, ...

* Liên hệ bản thân, mở rộng

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   - Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

  Những năm gần đây vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm đó là bạo hành. Đây không phải là vấn nạn mới mà đã có từ khá lâu nhưng chưa được biết đến rộng rãi. Theo guồng quay của thời gian, xã hội ngày một phát triển, cuộc sống con người ngày một văn minh tiến bộ hơn. Vậy nên không thể để tiếp tục những vấn nạn này tràn lan nữa.

  Bạo hành là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột. Bạo hành còn là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói. Sự ngược đãi xãy đến cho tất cả chúng ta, không chừa một ai: đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em. Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt chủng làm hàng triệu người chết.

   Chúng ta phải biết rằng vấn nạn về bạo hành đang diễn ra mỗi ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạo hành đươch chia làm bạo hành thể xác: những hành vi như đá, đấm, tát…hay dùng hành động tác động trực tiếp đến nạn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân. Và bạo hành tình dục là hành vi ép buộc quan hệ tình dục khi nạn nhân không muốn. Người phụ nữ có thể phải chịu đựng những lạm dụng này ngay tại nhà họ, tại nơi làm việc hay trường học. Những  kẻ lạm dụng thường là những người quen biết. Mục đích của kẻ bạo hành là gieo rắt sự sợ hãi để kiểm soát và sai khiến chúng ta. Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên mới có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ. Sự bạo hành có thể được biểu lộ bằng sự nắm giữ tiền bạc hoặc chuyện ái ân vợ chồng như là một cách sai khiến hay áp lực người khác làm theo ý mình.

  Nhiều trường hợp bạo lực xảy ra làm cho người bị hại có nhiều di chấn, vết thương trên cơ thể, thậm chí còn có những cái chết tang thương. Không chỉ ảnh hưởng đến thể xác mà còn để lại những nỗi ám ảnh về tinh thần đối với những người bị hại và cả xã hội. Hơn cả thế, nó còn khiến cho xã hội đánh giá, lên án và làm rạn nứt mối quan hệ giữa những người đó và xã hội. Bạo hành  còn làm cho xã hội trở nên thiếu văn minh, văn hóa, chậm phát triển và làm mất đi những phong tục tập quán tốt đẹp ngàn đời của dân tộc.

   Vậy nên để đẩy lùi vấn nạn này chúng ta cần có những biện pháp thiết thực ngăn chặn nó. Và không nên dung túng cho những hành động như vậy. Hãy là một con người văn minh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước