Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp nêu cảm nhận về khổ 2 bài “ quê hương” dài khoảng 10-12 câu trong đó có 1 câu hỏi tu từ

2 câu trả lời

Bức tranh biển hiện lên thật sống động trong khổ 2:

Khi trời trong, gió nhẹ ,sớm mai hồng

Quả là một câu thơ có họa ,có nhạc.Vẻ đẹp hiện lên đa màu sắc cùng với sự thanh lọc và trong trẻo của bầu trời ta cảm thấy tâm hồn mình cũng được bay bổng .Cũng là một vẻ đẹp nữa hiện lên nhưng đây lại mở ra một câu hát trong thơ -một vẻ đẹp nhạc điệu tiết tấu .Bằng nhịp ngắt 3/2/2 câu thơ như một mắt biển dập đềnh,con thuyền ra khơi nhịp nhàng với những con sống như một sự hòa hợp ,nâng đỡ vỗ về .Tuy nhiên hình ảnh trung tâm cảu đoạn thơ vẫn là hình ảnh con thuyền .Con thuyền vốn là một thứ đồ vô tri vô giác ,cũng rất bình thường nhưng trong cái nhìn của nhà thơ nó là một nguwòi bạn ,đúng vậy nó đóng vai trò như một con người .Ở đây nó hiện lên tràn đầy sức sống ,trẻ trung như những chàng trai làng trên con thuyền ấy .Con thuyền mang khuôn mắt họ ,biểu cảm cảm xúc của họ -một sự hồ hởi trong khoảnh khắc lên đường,một niềm vui khi được ra khơi.Sự hồ hởi đó ,niềm vui đó được so sánh như một con tuấn mã mạnh mẽ vượt trường giang .Thể hiện cái hồn của con thuyền ,cũng như con người nó cũng có biểu cảm,thật đẹp ,thật mạnh mẽ ,và cũng biết bầu bạn với loài người .Qua đó cho thấy được tình cảm gần gũi của tác giả đối với con thuyền và nói rộng ra là chính quê hương của mình.

                    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

                    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm chắc cũng chẳng có gì đặc biệt .Nó cũng chỉ là cánh buồm vôi nhưng ở đây nó đóng vai trò là gương mặt đại diện cho làng chài lưới.Nó thể hiện đời sống thân thuộc của người dân miền biển -gắn với chiếc buồm vôi này.Thật thiêng liêng và sâu nặng biết bao khi nó như mảnh hồn làng!"Rướn thân trắng" nói lên dáng vẻ chủ động ,ở đây sử dụng từ ngữ này là nhằm khẳng định rằng đây cũng như một con người vậy ,nó không phụ thuộc vào ai ,thể hiện một sức mạnh hào hùng ,cường tráng."Thâu góp gió"cũng là hoạt động của người ấy thể mà ở đây nó thật lãng mạn và thi sĩ biết bao.Câu thơ cứ lung linh ,một vẻ đẹp vừa thực vừa hư khiến cho người đọc người nghe khó xác định,hoặc nó cũng là một phẩm chất của cái hay trong thơ văn ?Cái hay này mấy ai cóđược ?Tế hanh đã làm được điều này ,tát cả đều do tài năng và cái tình ông đặt vào trong tác phẩm .Chính vì cái tình với quê hương đất nước ấy nên bài thơ của ông thật có hồn ,thật phong phú và sinh động .Qua đó nhận thấy tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.