Hãy vận dụng ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế ở nước ta trước năm 1986
1 câu trả lời
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát biểu được khái niệm về vật chất và ý thức *Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” *Ý thức : Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc. Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội - Nguồn gốc tự nhiên: • Óc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả quá trình tiến hóa lâu dài của vật chất.• Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ phát triển khác nhau của vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp cao và sự chuyển hóa của phản ánh tâm lý thành phản ánh ý thức của con người. - Nguồn gốc xã hội : ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội của loài người. * Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: - Vật chất và ý thức quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau :Vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc, là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. Hay nói cách khác vật chất thế nào thì ý thức như thế ấy, vật chất thay đổi đến đâu thì ý thức thay đổi đến đó. - Ý thức là do vật chất sinh ra nhưng 1 khi ý thức ra đời nó có tác dụng tích cực trở lại với vật chất sinh ra nó theo 2 trường hợp: + Nếu ý thức tiến bộ: phản ánh phù hợp với thực tế thì có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển. + Nếu ý thức lạc hậu: phản ánh không phù hợp với quy luật khách quan thì có tác dụng kìm hãm xã hội phát triển. - Ý thức thuần túy: ý thức này dù tiến bộ hay lạc hậu thì bản thân chúng cũng không làm thay đổi điều kiện hiện thực mà ý thức đó phải thông qua hành động thực tiễn của con người thì mới trở thành hiện thực. * Ý nghĩa phương pháp luận: - Nếu thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức thì trong hành động nhận thức cũng như hành động thực tiễn của con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. - Ý thức có tác động tích cực trở lại vật chất sinh ra nó cho nên ta phải biết phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người. - Cần chống bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, ngồi chờ.Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận và rút ra ý nghĩa ? * Thực tiễn: Theo triết học DVBC thực tiễn là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội của con người nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội. Theo triết học Mac - Lênin thì thực tiễn có 3 hình thức cơ bản sau: - Hoạt động sản xuất vật chất: đây là thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Hoạt động cải tạo chính trị xã hội, quan hệ xã hội: như đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giải phóng giai cấp, xây dựng thiết chế dân chủ... - Những hoạt động thực nghiệm khoa học: đây là hình thức đặc biệt bởi lẽ nghiên cứu tự nhiên và xã hội trong điều kiện thí nghiệm cũng như việc thực nghiệm chuyển giao khoa học kỹ 1 thuật hay vận dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất vật chất trên cơ sở cải tạo thế giới phục vụ con người. Ba hình thức trên có quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, 2 hình thức còn lại đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất vật chất. *Lý luận : Theo triết học DVBC lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn và cả những mối liên hệ bản chất mang tính quy luật của các sinh vật hiện tượng trong thế giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật. Từ khái niệm trên cho ta thấy lý luận có những đặc trưng sau đây: - Cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. - Lý luận có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. - Lý luận có khả năng phản ánh bản chất sâu xa của sự vật hiện tượng. * Mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận: Đây là mối quan hệ tác động qua lại 2 chiều, thực tiễn quyết định lý luận và lý luận tác động lên thực tiễn. - Thực tiễn quyết định lý luận: + Thể hiện ở chỗ quyết định cả về nội dung, nhiệm vụ, khuynh hướng phát triển lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn thế nào thì lý luận thế ấy, thực tiễn thay đổi thì sớm muộn gì lý luận cũng thay đổi bởi vì thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức. + Thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức: Theo triết học DVBC thì hoạt động thực tiễn là cơ sở động lực trực tiếp của nhận thức lý luận bởi lẽ:• Bằng hoạt động thực tiễn, thông qua thực tiễn con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ bản chất, tính chất, trên cơ sở đó con người mới hiểu, biết được sự vật hiện tượng nghĩa là thực tiễn cung cấp tri thức, sự hiểu biết cho con người.• Thực tiễn đã đề ra nhu cầu nhiệm vụ, phương hướng đòi hỏi lý luận phải trả lời trên cơ sở đó thúc đẩy lý luận phát triển.• Thực tiễn là cơ sở để rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức, thúc đẩy lý luận phát triển.• Thực tiễn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện hỗ trợ cho con người nhận thức có hiệu quả hơn trên cơ sở đó thúc đẩy lý luận phát triển.• Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Theo triết học MLN chính thực tiễn là mục đích nhận thức của lý luận, chỉ có lý luận phục vụ cho thực tiễn đích thực bởi lẽ: nhận thức của con người ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất đã bị quy định bởi nhu cầu thực tiễn. Hơn nữa những kết quả nhận thức của lý luận chỉ có giá trị đích thực khi đã vận dụng vào thực tiễn, nếu lý luận mà không vì thực tiễn thì lý luận sẽ mất phương hướng hay còn gọi là lý luận suông. Theo triết học MLN chỉ có thực tiễn mới khẳng định chân lý bác bỏ sai lầm nghĩa là thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng đắn về kết quả nhận thức của lý luận, bằng thực tiễn con người có thể vật chất hoá tri thức, hiện thực hoá lý luận, trên cơ sở đó khẳng định được sự đúng sai của lý luận. - Lý luận tác động trở lại thực tiễn: Mặc dù lý luận có bị quy định bởi thực tiễn nhưng nó có tính độc lập tương đối so với thực tiễn cho nên nó có thể tác động trở lại thực tiễn theo 2 hướng cơ bản sau: + Nếu lý luận ra đời mà phù hợp với thực tiễn thì sẽ thúc đẩy thực tiễn phát triển nhanh chóng. + Nếu lý luận ra đời mà không phù hợp với thực tiễn thì sẽ kìm hãm thực tiễn phát triển. Mức độ và hiệu quả của lý luận đối với thực tiễn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: + Tính đúng đắn khoa học của lý luận. + Phụ thuộc vào mức độ thâm nhập vào quần chúng cách mạng ở mức độ nào. + Phụ thuộc vào sự vận dụng đúng đắn sáng tạo hay không bởi chủ thể lãnh đạo. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn: lý luận có 1 vai trò to lớn đối với thực tiễn ở chỗ: + Soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn đi đúng hướng.2 + Giáo dục, động viên, thuyết phục tập hợp quần chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn trên cơ sở đó cải tạo tự nhiên và xã hội. + Do sức mạnh nội tại của mình lý luận đóng vai trò là dự báo định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người. * Ý nghĩa phương pháp luận: - Phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn, không được tuyệt đối hoá thực tiễn, coi thường lý luận sẽ dẫn đến bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, ngược lại không được tuyệt đối hoá lý luận, coi thường thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh giáo điều, rập khuôn, máy móc. - Quán triệt tốt nguyên tắc tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. - Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung hoàn thiện phát triển lý luận đồng thời trao dồi lý luận, nâng cao trình độ lý luận để chỉ đạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả.Câu 5 : Biện chứng giữa lực lượng sản xuất & quan hệ sản xuất và sự vận dụng của Đảng ta? Các khái niệm : * LLSX : LLSX là sự kết hợp hữu cơ giữa người lao động với TLSX trước hết là công cụ lao động tạo ra sức sản xuất nhất định. Trong LLSX gồm người lao động với những kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức, sức khoẻ của họ và trong TLSX có công cụ lao động, đối tượng lao động. Trong LLSX thì người lao động với tư cách là chủ thể sản xuất vật chất tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động. với ý nghĩa đó người lao động được coi là nhân tố chủ yếu hàng đầu của LLSX. Công cụ lao động là yếu tố quan trọng của LLSX chính là ý quan vật chất để nhân lên sức mạnh con người trong quá trình lao động, đó là yếu tố quyết định đối với TLSX. Trong thời đại ngày nay khoa học đang trở thành LLSX trực tiếp bởi lẽ những thành tựu khoa học hiện đại được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất, tri thức khoa học là một bộ phận quan trọng, kỹ năng người lao động khoa học đã được thẩm thấu vào trong tất cả các quá trình sản xuất từ việc tham gia vào cải tiến công cụ lao động, vào quá trình quản lý sản xuất cũng như hàm lượng giá trị sản xuất. Các yếu tố cấu thành LLSX có quan hệ tác động biện chứng qua lại lẫn nhau nhưng trong đó người lao động đóng vai trò quan trọng nhất. * QHSX: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Trong QHSX bao gồm 3 yếu tố cơ bản : quan hệ sở hữu đối với TLSX, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Trong 3 loại quan hệ trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX luôn đóng vai trò quyết định, bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay người đó sẽ quyết định tổ chức quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động, ngược lại quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm cũng rất quan trọng đối với TLSX ( sở hữu TLSX ). * Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX - QHSX: Sự tác động lẫn nhau giữa LLSX - QHSX được biểu hiện thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. - LLSX quyết định QHSX: + LLSX là yếu tố độc nhất, CM nhất trong quá trình sản xuất, nó là nội dung của quá trình sản xuất. + QHSX là yếu tố tương đối ổn định, nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX quyết định QHSX, điều này thể hiện ở chỗ: LLSX phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Khi LLSX phát triển đến 1 mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn đến QHSX lạc hậu, điều này đòi hỏi phải xoá QHSX cũ, xác lập QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX để thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời.